10 Sai lầm dẫn tới đội nhóm tan rã

10 Sai lầm dẫn tới đội nhóm tan rã

10 Sai lầm dẫn tới đội nhóm tan rã

Nhân viên mất động lực làm việc

1. Khi nói chuyện với các thành viên trong nhóm, bạn nói với họ về mục tiêu nhưng không hỏi họ về những gì họ đang làm, điều họ cần từ bạn và họ muốn thiết lập ưu tiên cho các dự án như thế nào. Cách tốt nhất để phá hủy nhiệt huyết làm việc của một nhân viên là đối xử với anh ta hoặc cô ta như một phần của một công cụ sản xuất thay vì là một người cộng tác xuất sắc.

2. Không cho các thành viên trong nhóm nắm được tầm nhìn của kế hoạch toàn phòng hay công ty. Làm thế nào nhân viên có thể quan tâm đến công việc của họ khi họ không hề biết những việc họ làm sẽ đóng góp gì cho việc đạt được mục tiêu của tổ chức?

3. Phân chia và chế ngự các nhóm bằng cách thiên vị và thường xuyên thay đổi danh sách các đối tượng ” được thiên vị” nên không một ai biết được liệu rằng họ có được nhận công việc tốt nhất hay đang trên bờ vực bị sa thải. Khi nhân viên không biết họ đang ở đâu thì họ chẳng thể nào tỏa sáng được.

4. Sử dụng các hình phạt như một công cụ để mọi người làm việc chăm chỉ hơn. Hãy nói với họ, “nếu bạn không muốn làm công việc này, tôi sẽ tìm một người khác thay thế”.

5. Khi nhóm dành được một chiến thắng, bạn chẳng bao giờ nhắc tới nó cả. Thay vì vậy, bạn nói với họ về điều mà họ cần làm tốt hơn trong dự án tới.


6. Ở trong văn phòng với cánh cửa đóng kín và lờ đi các email hay tin nhắn voice mail của nhân viên. Khi nhân viên không nhận được sự quan tâm của quản lý, họ sẽ ngừng cố gắng và ai có thể khiển trách họ? Cuối cùng, ai rồi cũng sẽ từ bỏ công việc đó mà thôi.

7. Không cho phép các thành viên trong nhóm xây dựng các mối quan hệ bên ngoài văn phòng. Khi mọi người bị cô lập với các tương tác xã hội và các sự kiện hàng ngày – những thứ khiến công việc trở nên thú vị và bổ ích hơn thì họ sẽ mất tập trung và làm việc kém hiệu quả.

8. Gia tăng công việc cho nhân viên khiến họ không hề có giây phút nào nhàn rỗi. Nếu bạn biết rằng không quan trọng bạn hoàn thành bao nhiêu lượng công việc thì bạn sẽ luôn luôn làm việc, cố gắng nhiều hơn và nuôi dưỡng thái độ. “Tôi sẽ hoàn thành nốt công việc này và hôm nay thế là đủ. Tại sao tôi lại phải tự hủy hoại chính mình trong khi không một ai nhận ra hay quan tâm cả?”

9. Thiết lập các quy tắc và chính sách cho triết lý quản lý của bạn. Soi mói lỗi sai của nhân viên bất cứ khi nào bạn có cơ hội và luôn cố gắng khiến nhân viên mắc lỗi nhiều nhất.

10. Cuối cùng, nói với nhân viên là họ rất dễ bị thay thế nên sẽ không ai trong số họ được phép tự phụ. Khi nhân viên không được thừa nhận sau quá trình làm việc chăm chỉ, họ sẽ làm ít đi khiến sản lượng bị giảm. Đây là một kiểu phản ứng có thể dự đoán được. Liệu bạn có được phép mong đợi họ cố gắng thêm một chút trong khi bạn chẳng hề chú ý tới những gì họ làm hay không?

Bạn không thể khiến nhân viên quan tâm tới công việc của họ bằng cách thiết lập các chương trình tạo động lực và may mắn rằng, bạn cũng không hề phải như vậy.

Bạn chỉ cần trở thành một “con người” và hãy để các nhân viên tài năng của bạn được là chính mình tại nơi làm việc.

Nguồn : Sưu tầm và chỉnh sửa.

Chúc bạn thành công

← Bài trước Bài sau →