11 bí quyết thuyết trình của Steve Jobs

11 bí quyết thuyết trình của Steve Jobs

11 bí quyết thuyết trình của Steve Jobs

  1. Thể hiện lòng đam mê

Steve Jobs đam mê thiết kế, ông thực sự yêu những sản phẩm mới, và ông thể hiện niềm đam mê đó qua chiếc áo đen đặc trưng. “Một phong cách bụi bặm nhưng lịch lãm”. Ông vừa nói vừa cười hết cỡ khi đưa iPhone ra trình làng lần đầu tiên. Jobs thường dùng những từ như “tuyệt vời”, “thật đáng kinh ngạc”, “lịch lãm”, bởi vì ông tin vào điều đó. Khán giả cho phép bạn thể hiện niềm đam mê của mình. Nếu như bạn không thấy hứng thú với ý tưởng của mình, thì chẳng ai có thể cảm nhận được điều đó.

 

11 bí quyết thuyết trình của Steve Jobs

  1. Viết tựa ngắn gọn và hiệu quả

Jobs dùng một kỹ thuật gọi là “thân thiện với Twitter”, chỉ dòng tóm tắt về sản phẩm bao hàm toàn bộ thông điệp chính mà ông muốn mang đến cho khán giả. Ngay sau khi trình làng chiếc điện thoại mới, ông đã tự hào khẳng định ngay “Hôm nay, Apple đã phát minh ra điện thoại một lần nữa”. Tiêu đề, “Apple reinvents the phone” (Tạm dịch: Appletái sáng chế điện thoại) là câu duy nhất trên slide thuyết trình của ông. Ông đã lặp đi lặp lại tiêu đề này rất nhiều lần suốt bài thuyết trình của mình.

  1. Luôn dùng nguyên tắc số 3

Jobs hiểu rằng, số 3 là một trong những con số quyền lực nhất trong giao tiếp. Danh sách của 3 điều gì đó thường kích thích sự tò mò hơn là 2, và dễ nhớ hơn rất nhiều so với 22. Jobs đã chia bài thuyết trình của mình thành 3 phần. Ông nói về chức năng của một iPod của iPhone mới, về bản thân chiếc điện thoại, và về khả năng kết nối với Internet. Jobs còn pha trò với con số 3. Ông bước lên bục và nói: “Hôm nay chúng tôi giới thiệu 3 sản phẩm đột phá. Đầu tiên, là một chiếc iPod màn hình rộng với màn hình cảm ứng. Thứ hai là một chiếc điện thoại di động cải tiến. Và thứ ba là một thiết bị đột phá trong việc kết nối thông tin với Internet”.Sau cùng ông nói: “Đây không phải là 3  thiết bị riêng biệt, chúng chỉ là 1, và chúng tôi gọi đó là iPhone”.

  1. Giới thiệu “kẻ phản diện”

Tất cả mọi câu chuyện tuyệt vời đều có một vị anh hùng và một kẻ phản diện. Bài thuyết trình của Steve Jobs cũng không ngoại lệ. Vì sao thế giới lại cần một chiếc điện thoại di động đặc biệt, do Apple sản xuất? Jobs đã giới thiệu cho chúng ta “kẻ phản diện” – sự rắc rối khi dùng điện thoại di động và nhu cầu giải quyết những rắc rối đó. “Những chiếc điện thoại thông thường không có những tính năng ưu việt và khó sử dụng. Smartphone vượt trội hẳn, nhưng khó sử dụng. Chúng tôi muốn tạo ra một sản phẩm khác biệt hơn mọi chiếc điện thoại hiện có, và cực kỳ dễ sử dụng. Và đó là iPhone”, Jobs nói.

  1. Rao bán lợi ích

Sau khi khai thác “kẻ phản diện”, Jobs giới thiệu về vị anh hùng: “Những lợi ích như giao diện cảm ứng đa chiều chẳng hạn, nó như một loại phép thuật mà bạn không cần đến chiếc đũa thần để sử dụng. Nó chính xác hơn bất kỳ một màn hình cảm ứng đã có trước đây. Những cú chạm vô ý sẽ được bỏ qua. Công nghệ này cực kỳ thông minh. Bạn có thể chạm nhiều ngón tay vào màn hình cùng lúc. Và chúng tôi đang sở hữu nó”.

  1. Tạo slide đơn giản và có nhiều ảnh

Mỗi slide thuyết trình chỉ có trung bình 40 chữ. Trong 3 phút đầu tiên của bài thuyết trình về iPhone, Steve Jobs dùng tổng cộng 19 chữ (là 21 chữ nếu tính cả ngày tháng). Những từ đó cũng được trải ra xuyên suốt 12 slide.

  1. Kể những câu chuyện

Trước khi giới thiệu chiếc điện thoại mới, Jobs đã dành thời gian để tóm lược lịch sử của Apple: “Năm 1984, Apple đã giới thiệu máy tính Macintosh đầu tiên. Nó không chỉ thay đổi Apple mà thay đổi toàn bộ nền công nghiệp máy tính. Năm 2001, chúng tôi giới thiệu chiếc iPod đầu tiên. Nó không chỉ thay đổi cách chúng ta nghe nhạc mà thay đổi toàn bộ nền công nghiệp âm nhạc giải trí”.

Bạn có thể kể chuyện thương hiệu, chuyện khách hàng hay chuyện cá nhân.

Có một khoảnh khắc buồn cười khi trợ lý của Jobs ngừng kết nối màn chiếu để điều chỉnh slide. Sau vài giây cố gắng sửa chữa nhưng chưa được, Jobs đã dừng lại và kể một chuyện vui về cách Steve Wozniak và ông đã chơi khăm những sinh viên khác trong ký túc xá trường. Woz đã phát minh ra một thiết bị có thể chặn tín hiệu TV và họ dùng nó để chọc ghẹo những sinh viên đang xem Star Trek. Sau một lúc, lỗi kỹ thuật được sửa xong và Jobs lại tiếp tục bài thuyết trình.

  1. Chuyên tâm chuẩn bị và luyện tập

Có hẳn một huyền thoại về sự chuẩn bị kỹ càng của Steve Jobs. Ông luyện tập trên sân khấu hàng giờ trong vài tuần trước mỗi buổi ra mắt một sản phẩm. Ông nhớ từng chi tiết của mỗi slide, và kết quả là bài thuyết trình được trình bày một cách hoàn hảo. Mọi người thường tự nhủ rằng “Tôi không lưu loát được như Jobs”. Thật ra thì chính Jobs cũng không sinh ra như vậy, hàng giờ luyện tập mới giúp ông trở thành tâm điểm một cách thoải mái, tự nhiên.

  1. Không nhìn các ghi chú

Bài giới thiệu iPhone kéo dài đến 80 phút. Nhưng Jobs không nhìn vào note một lần nào. Ông đã hiểu và thuộc nội dung thuyết trình đến mức không cần nhìn vào ghi chú. Tuy vậy, trong những buổi tập luyện, ông có dùng những danh sách ý chính giấu ở những nơi khuất tầm mắt khán giả. Đó là những ghi chú duy nhất ông sử dụng.

  1. Luôn vui vẻ

Lần đầu tiên khi Jobs giới thiệu với khán giả rằng Apple sẽ trình làng một chiếc điện thoại di động. Ông nói “chính nó đây!” nhưng thay vì đưa ra chiếc iPhone, slide trình chiếu thể hiện hình ảnh chiếc iPod với điện thoại đời cũ. Khán giả hưởng ứng nhiệt liệt và Jobs rất hài lòng.

Có nhiều khoảnh khắc vui nhộn trong bài thuyết trình, như khi Job đưa ra ảnh một tấm bản đồ và giới thiệu đặc tính dò tìm địa điểm của iPhone. Ông tìm thấy một Starbucks gần đó và đã gọi điện. Một giọng nữ bắt điện thoại: “Chào buổi sáng, tôi có thể giúp gì cho ông?”. Jobs nói: “Cho tôi đặt 4.000 ly lattes. À không, tôi chỉ đùa thôi. Tạm biệt nhé”.

Khán giả đã vô cùng thích thú với trò đùa này.

  1. Truyền cảm hứng cho khán giả

Jobs thích kết thúc bài nói bằng những điều gì đó mang đến cảm hứng. Vào cuối bài thuyết trình iPhone, ông nói: “Tối qua tôi dường như không thể nhắm mắt. Tôi quá phấn khích về hôm nay. Có một câu nói của vận động viên khúc côn cầu Wayne Gretzky mà tôi rất thích. “Tôi sẽ trượt đến nơi quả bóng lăn đến – chứ không phải chỗ nó từng nằm”. Chúng tôi đã nỗ lực thực hiện những điều đó tại Apple từ những ngày đầu, và chúng tôi sẽ luôn như thế”.

← Bài trước Bài sau →