3 Bước quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên
- Người viết: Mr. Trường Nguyễn lúc
- Phát triển bản thân
Xin chào các bạn sinh viên!
Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng thiếu tiền vào cuối tháng không? Hay bạn có bao giờ muốn mua thứ gì đó nhưng lại không đủ tiền? Nếu có, thì bạn cần phải học cách chi tiêu thông minh.
Hôm nay mình chúng ta cùng nhau trao đổi về một chủ đề quan trọng mà mỗi sinh viên cần trang bị cho mình, đó là quản lý tài chính cá nhân.
Là sinh viên, các bạn thường có thu nhập hạn chế, nhưng lại có rất nhiều nhu cầu chi tiêu, từ học phí, sinh hoạt phí, đến chi tiêu cho bản thân, cho bạn bè,... Nếu không có kế hoạch chi tiêu hợp lý, các bạn rất dễ rơi vào tình trạng thiếu tiền, thậm chí là nợ nần rồi dẫn đến nhiều hệ luỵ xảy ra sau này.
Nhưng không phải ai cũng biết cách phân bổ chi tiêu sao cho hợp lý. Không sao cả , videoclip này sẽ hướng dẫn bạn cách để quản ly chi tiêu 1 cách dễ dàng. Hãy xem videoclip này 3 lần , ghi lại những từ khoá cần thiết , áp dụng những phương pháp phù hợp vào thực tiễn nhé.
Bên cạnh đó , Bạn có thể tham khảo cuốn sách " Thịnh vượng tài chính tuổi 30 " rất hay để quản trị tài chính cá nhân tốt hơn nhé. Trường gửi tặng bạn phiên bản PDF ở đường link bên dưới nhé.
3 bước quản lý tài chính cá nhân
Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, bạn cần thực hiện theo 3 bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu tài chính sinh viên
Điều đầu tiên cần làm là xác định mục tiêu tài chính của bạn trong giai đoạn là sinh viên . Bạn có muốn có 1 số tiền tiết kiệm nhất định không ? Tiền đó để làm gì? Bạn muốn mua gì? Bạn muốn đạt được mục tiêu tài chính nào trong bao lâu?
Ví dụ: bạn có thể xác định mục tiêu tài chính của mình như sau:
- Tiết kiệm 500 nghìn đồng mỗi tháng trong vòng 1 năm để đăng ký khoá học tiếng anh thi chứng chỉ Ielts
- Tiết kiệm 1 triệu đồng trong 1 tháng để mua một chiếc điện thoại mới hoặc là đi du lịch
- Tiết kiệm 100 triệu đồng trong 4 năm để chuẩn bị hành trang sự nghiệp sau khi ra trường
Bước 2: Lập kế hoạch chi tiêu
Sau khi xác định được mục tiêu tài chính, chúng ta cần lập kế hoạch chi tiêu hợp lý. Kế hoạch chi tiêu cần bao gồm các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như một tháng, một quý, một năm,...
Ví dụ: bạn có thể lập kế hoạch chi tiêu của mình như sau:
- Thu nhập: 7 triệu đồng/tháng ( bao gồm bố mẹ cho 5 triệu chi tiêu và đi làm thêm mỗi tháng có 2 triệu )
- Chi tiêu: Học phí: 1 triệu đồng/tháng; Sinh hoạt phí: 2,5 triệu đồng/tháng; Giải trí: 1 triệu đồng/tháng.
- và bạn còn dư 1,5 triệu cho các mục tiêu của mình
Bước 3: Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch
Sau khi lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần theo dõi và điều chỉnh kế hoạch thường xuyên. Điều này sẽ giúp chúng ta đảm bảo rằng kế hoạch chi tiêu của mình đang đi đúng hướng.
Ví dụ: nếu bạn phát hiện ra rằng mình đang chi tiêu quá nhiều cho các khoản giải trí, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch chi tiêu của mình bằng cách giảm số tiền chi tiêu cho các khoản này.
Các mẹo quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên
Dưới đây là một số mẹo quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên:
1 ) Lập ngân sách chi tiêu hợp lý
Lập ngân sách chi tiêu là một cách hiệu quả để kiểm soát chi tiêu của bạn. Khi lập ngân sách, bạn cần phân bổ hợp lý các khoản thu nhập của mình cho các khoản chi tiêu khác nhau, chẳng hạn như học phí, sinh hoạt phí, giải trí,...
Những nhu cầu cơ bản của con người thường chỉ xoay quanh nơi ở, thức ăn, điện, nước, quần áo, sự an toàn, mối quan hệ với mọi người và sự tự do. Việc chi tiền để thỏa mãn những nhu cầu này sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc, đầy đủ hơn.
Trái lại, bạn sẽ chỉ tốn tiền vô ích khi chi tiêu vào những mong muốn nhất thời của mình như mua quần áo đẹp, trang sức. Những trang sức hay mỹ phẩm này thường không thỏa mãn nhu cầu hằng ngày của bạn nên sẽ ít khi được dùng và sẽ khiến nhà của bạn thêm chật chội.
Vì vậy, mỗi khi mua một thứ gì đó, hãy tự hỏi món hàng này có thực sự cần thiết hay không và đáp ứng được nhu cầu nào của bạn.
2 ) Tránh chi tiêu theo cảm xúc
Đôi khi, chúng ta có thể bị chi phối bởi cảm xúc và mua sắm những thứ không cần thiết. Để tránh tình trạng này, bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi mua bất cứ thứ gì.
3 ) Tìm kiếm cơ hội làm thêm
Nếu bạn muốn tăng thu nhập, bạn có thể tìm kiếm cơ hội làm thêm.
Phục vụ nhà hàng , quán ăn , sự kiện . Bán hàng ở các shop thời trang . Trông quán nét . chạy grab , CTV bán hàng online… có rất nhiều việc bạn có thể làm để tạo ra thu nhập , không phải quá lệ thuộc vào gia đình.
Và đặc biệt Bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức , kỹ năng khi ra trường và con đường sự nghiệp sẽ sáng lạng hơn rất nhiều.
Trường vẫn nhớ thời sinh viên của mình , đi làm rất nhiều công việc khác nhau, và mình thực sự trưởng thành hơn nhiều qua những việc làm thêm đó.
4 ) Đầu tư cho bản thân
Ngoài việc tiết kiệm tiền, bạn cũng nên đầu tư cho bản thân. Đầu tư cho bản thân có thể bao gồm việc học thêm các kỹ năng mềm , học thêm tiếng anh , tin học văn phòng , công nghệ thông tin , trí tuệ nhân tạo AI
5 )Tận dụng sức mạnh của thẻ sinh viên
Ngoài ý nghĩa hành chính, thẻ sinh viên còn có nhiều quyền năng hơn bạn tưởng! Hãy cố gắng tận dụng nó để nắm bắt những ưu đãi hấp dẫn.
Ví dụ, bạn sẽ được giảm giá, thậm chí miễn phí khi tham quan bảo tàng, khu du lịch, di tích lịch sử,…Sinh viên thường đi xem phim rất nhiều. Thật may là các rạp chiếu phim cũng thường giảm giá cho sinh viên.
Ngoài ra, khi sử dụng các phương tiện công cộng, xe bus giá vé dành cho sinh viên cũng rẻ hơn so với người bình thường.
Khi biết sử dụng các ưu đã này, bạn đã chi tiêu thông minh và tiết kiệm chi phí rất nhiều đó.
6. Hạn chế tụ tập ăn uống bên ngoài
Không thể phủ nhận nhu cầu tụ tập nhóm của sinh viên. Tuy nhiên hãy biết kiểm soát. Vì số tiền bạn phải bỏ ra cho mỗi bữa ăn bên ngoài là không hề nhỏ. Thậm chí gấp 3-4 lần một bữa ăn ở nhà.
Hãy tiết kiệm chi phí từ những bữa ăn để cân bằng chi tiêu thông minh hơn hàng tháng nhé
7. Mua lại hoặc mượn giáo trình và tài liệu
Đây là một tip vô cùng phổ biến của sinh viên. Giáo trình là điều cần thiết khi bạn đi học.
Tuy nhiên không giống như cấp 3, giáo trình ở Đại học bạn sẽ chỉ dùng trong thời gian khá ngắn. Trong khi đó giá mỗi cuốn giáo trình lại khá đắt. Sẽ là không cần thiết khi bạn mua mới đầy đủ giáo trình các môn.
Hiện nay, thư viện các trường đều có cho mượn giáo trình. Bạn có thể tận dụng giáo trình và tài liệu ở đây để tiết kiệm chi phí.
Ngoài ra, cũng vì thời gian sử dụng ngắn nên các sinh viên sau khi học xong thường bán lại cho sinh viên khóa dưới. Bạn hãy tham gia các hội nhóm sinh viên để mua lại các giáo trình và tài liệu của môn học đó.
TỔNG KẾT
Quản lý tài chính cá nhân là một kỹ năng quan trọng mà mỗi sinh viên cần trang bị cho mình. Bắt đầu quản lý tài chính cá nhân ngay từ hôm nay để đạt được các mục tiêu tài chính của bạn. Nếu không bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề trong cuộc sống . Vì tiền làm chủ cuộc chơi và ba mẹ mình đang già đi mỗi ngày. Hãy là niềm tự hào của ba mẹ , chứ đừng là nỗi buồn của ba mẹ nhé
?Cần được tư vấn về phát triển bản thân , kinh doanh , bảo hiểm, hoạch định tài chính với thông tin chính thống, tận tâm, chuyên nghiệp
?Liên hệ: Zalo 0933-126-366 Mr. Trường