7 Cách để để kiểm soát cảm giác bất an thường trực
- Người viết: info@haraup.com lúc
- Phát triển bản thân
Xã hội ngày 1 phát triển , bên cạnh đó thì áp lực cuộc sống , công việc , gia đình cũng nhiều hơn.
Làm thế nào để kiểm soát cảm giác bất an thường trực?
Suy nghĩ quá nhiều và không vui vẻ , bình an
Không ít người trong chúng ta thường cảm giác bất an do áp lực sống ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.
Cảm giác bất an thường trực còn dễ dẫn đến rối loạn lo âu, khiến chúng ta khó lòng tận hưởng mọi điều tốt đẹp xung quanh cũng như dễ bỏ cuộc trước những thử thách kế tiếp trong cuộc sống.
Để xua tan điều này, giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu, hãy tham khảo những phương pháp dưới đây bạn nhé
1 . Liệt kê những điều tự tin về bản thân và thường xuyên cập nhật danh sách này
Viết ra những điều đã từng làm được, những thế mạnh vượt trội sẽ giúp chúng ta nhận ra mọi thứ vẫn ổn, vì chúng ta đã từng trải nghiệm những điều tuyệt vời.
Ví dụ : Nhanh nhạy trong kinh doanh , chân thành , giỏi giao tiếp , chơi thể thao giỏi , nấu ăn ngon
Danh sách các điều tích cực về bản thân giúp khẳng định giá trị của chính mình, nhắc nhở rằng chúng ta đã từng đạt được nhiều cột mốc đáng ngưỡng mộ trong cuộc sống, tạo động lực chinh phục những điều mới mẻ trong tương lai.
2. Đón nhận và trân trọng những điều tích cực
Chúng ta có thể lưu lại những lời cảm ơn, lời khen ngợi ai đó dành cho mình bằng mẩu giấy ghi chú trên bàn làm việc, máy tính hoặc đơn giản là quan sát cách họ quan tâm chúng ta mỗi ngày.
Cách này giúp chúng ta nhìn nhận sự việc theo những chiều hướng tích cực hơn, giảm căng thẳng, tăng mức endorphin – hormone hạnh phúc, giải quyết những lo lắng hiện hữu.
3. Đáp ứng nhu cầu của bản thân thay vì mong đợi người khác làm điều đó
Thay vì mong đợi ai đó yêu thương mình nhiều hơn, chúng ta vẫn có thể tự yêu thương chính mình, tự tìm kiếm kết quả tốt dựa trên sức lực của mình.
Trong công việc, hãy lập kế hoạch từng bước thực hiện, trải nghiệm, nhìn nhận lại xuyên suốt quá trình và tập trung tích cực vào mục tiêu để đạt kết quả tốt trong tương lai. Với bản kế hoạch chi tiết, biết mình biết người, chúng ta dễ dàng xoay chuyển tình huống, tự tin làm việc, giảm bớt cảm giác bất an khi gặp sự cố bất ngờ.
Trong các mối quan hệ, khi gặp căng thẳng khó hòa giải, chúng ta nên thả lỏng suy nghĩ. Bằng cách tặng cho mình 1 buổi chiều đi dạo ở công viên , đi xem 1 bộ film tấn mới ra mắt , 1 bữa ăn thật ngon, tập môn thể thao yêu thích, nghe những bản nhạc dịu êm,… tâm trí sẽ cân bằng trở lại, giúp chúng ta suy nghĩ thấu đáo, ra quyết định sáng suốt.
4. Xây dựng cuộc sống phong phú với nhiều nguồn vui trong cuộc sống
Nếu cuộc sống chỉ xoay quanh công việc, gia đình mà không còn mối liên kết nào khác thì thật nhàm chán, vì cách tốt nhất để giảm thiểu cảm giác bất an chính là có nhiều nguồn vui khác.
Có một hay nhiều hội bạn thân, cộng đồng cùng chung sở thích thể thao văn nghệ,… giúp chúng ta dễ dàng chia sẻ tâm trạng, gặp gỡ và giao lưu nhiều hơn, nhìn thấy cuộc sống muôn màu muôn vẻ xung quanh mình.
1 số hoạt động bạn có thể tự tạo ra năng lượng và niềm vui cho mình
- Đọc sách
- Tập thể thao
- Học 1 điều gì đó mới mẻ
5. Viết lại câu chuyện của chính mình
Một số người trong chúng ta luôn quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về mình mà quên mất rằng: chúng ta chỉ sống một lần trong đời.
Chúng ta nên trải nghiệm và hưởng thụ cho chính bản thân thay vì quan tâm đến cảm xúc của người khác.
Để tránh những suy nghĩ tiêu cực cho chính mình, chúng ta nên viết ra hết những niềm vui nỗi buồn như một cách giải khuây, làm những lo âu, bất an thoát ra khỏi tâm trí.
6 . Gặp chuyên giaTìm đến chuyên gia là cách nên cân nhắc khi chúng ta đang phải vượt qua nỗi bất an quá lớn. Những lời khuyên từ chuyên gia, những cuộc trò chuyện với họ sẽ giúp chúng ta định hướng tốt hơn trong quá trình tìm lại sự cân bằng cho tâm trí, dần bắt đầu kiểm soát suy nghĩ.
Hiện có nhiều hình thức gặp gỡ chuyên gia: trực tiếp, trực tuyến hoặc thông qua sự giới thiệu từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chúng ta có thể tham khảo thêm người thân, bạn bè để chọn loại hình tư vấn phù hợp.
7. Đừng suy nghĩ, hãy hành động
Hãy rèn luyện cho mình thói quen hành động ngay chứ đừng suy nghĩ quá nhiều. Thói quen này sẽ giúp bạn ít trì hoãn hơn, ít có những ý nghĩ tiêu cực hơn do không phải suy nghĩ.
Chình vì vậy, mỗi khi bạn có một công việc hay nhiệm vụ gì đó, hãy đặt ra cho mình một giới hạn thời gian và thực hiện công việc đó ngay lập tức.
Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ nhất, cách này sẽ giúp bạn đỡ bị ngợp và trì hoãn công việc.
Bạn sẽ vẫn có thể lo lắng và suy nghĩ nhiều thứ, tuy nhiên hãy tập trung hoàn thành từng bước nhỏ. “Tích tiểu thành đại”, hãy kiên trì và bạn sẽ làm được thôi!
Vượt Ngưỡng . Chúc Bạn thành công
Cần được tư vấn về phát triển bản thân , kinh doanh , bảo hiểm, hoạch định tài chính với thông tin chính thống, tận tâm, chuyên nghiệp
Liên hệ: Zalo 0933-126-366 Mr. Trường
- Nội dung sưu tầm , biên tập và tổng hợp