LÃNH ĐẠO NHƯ MỘT CHÚ ĐẠI BÀNG
Nguyên tắc 1️⃣: Luôn đặt tiêu chuẩn cao hơn người khác
Tầm bay của đại bàng luôn cao hơn nhiều so với hầu hết các loài chim khác. Chúng không bao giờ bay lẫn vào những loài nhỏ hơn như chim sẻ, ngỗng hay vịt trời. Tập tính này giúp đại bàng có tầm nhìn bao quát bên dưới với góc nhìn rộng hơn.
➡️ Nếu là một lãnh đạo, bạn hãy luôn đặt ra tiêu chuẩn cùng những mục tiêu to lớn hơn người khác trong cuộc sống lẫn công việc. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy bản thân bạn và tập thể bạn dẫn dắt ngày càng phát triển hơn. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy cô đơn trên “bầu trời” của chính mình, nhưng những người tiên phong luôn là những kẻ cô đơn cho đến khi có người bắt kịp họ.
Nguyên tắc 2️⃣: Hướng tầm nhìn xa để đạt được mục tiêu lớn
Là một trong những giống loài tinh anh nhất của thế giới loài chim, đại bàng có tầm nhìn rất xa, đến hơn 5km. Khả năng đó giúp chúng có thể tập trung vào mục tiêu của mình ngay khi vừa phát hiện. Lợi thế về khoảng cách cho phép chúng có thời gian lên kế hoạch tiếp cận và bắt được con mồi chỉ với một cú quặp dứt khoát. Đại Bàng sẽ không thay đổi mục tiêu cho đến khi nó bắt được con mồi của mình.
➡️ Với một nhà lãnh đạo, nhìn xa trông rộng là một kỹ năng sống còn, có tính chất quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Không chỉ tập trung vào sự phát triển ở hiện tại, một lãnh đạo giỏi cần phải lường trước được mọi kịch bản có thể xảy ra với tổ chức của mình, đặc biệt là khi biến cố ập đến. Và đương nhiên, bạn cũng phải có kế hoạch ứng phó để đảm bảo doanh nghiệp có thể tiếp tục vận hành trong các tình huống ngoài ý muốn.
Nguyên tắc 3️⃣: Luôn biết đâu là mục tiêu dành cho mình
Không giống như loài kền kền, chờ kẻ khác săn mồi để hưởng thụ thành quả còn lại, đại bàng luôn chủ động săn mồi và chỉ ăn tươi những con mồi do chính chúng bắt được. Chính vì thế mà kền kền thường ăn động vật chết, còn đại bàng thì không.
➡️ Tuy không có những cuộc đi săn hoang dã như loài đại bàng nhưng người lãnh đạo giỏi cũng cần biết cách lựa chọn mục tiêu xứng đáng với mình, không tranh giành với những người có đẳng cấp thấp hơn mình vì những mục tiêu không xứng đáng.
Nguyên tắc 4️⃣: Luôn xem thách thức, khó khăn là một cơ hội
Chính vì bản năng thích chinh phục và bay cao nên đại bàng là loài chim duy nhất bị thu hút bởi các cơn bão. Trong khi những loài chim khác khi gặp bão sẽ tìm nơi ẩn nấp thì đại bàng lợi dụng sức gió của bão để nâng chúng lên trên những đám mây. Điều này cho phép chúng bay cao và bay xa hơn.
➡️ Một người lãnh đạo giỏi không phải là người không biết sợ hãi trước khó khăn hay thách thức. Song bạn nên nhớ rằng trong nguy có cơ, mỗi thách thức sẽ là một đòn bẩy giúp bạn vượt lên trên các đối thủ khác nếu có đủ bản lĩnh và năng lực.
Nguyên tắc 5️⃣: Luôn làm phép thử trước khi đặt niềm tin vào bất kỳ ai
Khi một cặp chim đại bàng trống và mái gặp nhau, nếu con mái biết con trống có ý định giao phối, trước hết nó phải “kiểm tra năng lực” của con trống. Con mái sẽ cắp một nhành cây nhỏ, bay lên thật cao và thả rơi xuống. Nhiệm vụ của chim trống là phải bắt được cành cây trước khi nó tiếp đất và đưa lại cho con mái. Chim mái sẽ lặp lại bài kiểm tra này với độ khó ngày càng tăng, độ cao thả rơi lần sau cao hơn lần trước.
Điều này có nghĩa là nhành cây sẽ rơi ngày càng nhanh hơn, con chim trống cũng sẽ khó bắt được hơn. Bài kiểm tra sẽ kết thúc khi con chim mái chấp nhận giao phối. Bởi lúc này nó đã cảm thấy con trống thuần thục được nghệ thuật nhặt lại nhành cây bằng bản lĩnh của chính mình.
➡️ Nếu bạn là một người lãnh đạo, hãy luôn khéo léo đặt các phép thử thật tinh tế trước khi đặt toàn bộ niềm tin vào người khác, bất kể đó là đối tác hay nhân viên. Điều này giúp bạn kiểm tra được mức độ cam kết đối với mối quan hệ giữa bạn và đối phương. Kể cả khi bạn là một người bình thường, đây cũng là nguyên tắc mà bạn nên thường xuyên áp dụng trong cuộc sống.
Nguyên tắc 6️⃣: Bước ra khỏi vùng an toàn, hoặc bị bỏ lại phía sau
Đại bàng chuẩn bị rất kỹ càng trong quá trình sinh sản và dạy dỗ con của chúng. Đầu tiên là việc xây tổ gồm nhiều lớp. Chúng làm tổ trên những vách đá cao để đảm bảo không kẻ thù nào có thể bén mảng đến. Con chim trống sẽ chọn những cành cây khô, chắc chắn, đặt trên các kẽ hở của vách đá. Sau đó nó sẽ tiếp tục thu nhặt các cành cây nhỏ hơn để xếp vào tổ. Cuối cùng, đại bàng đực tiếp tục xếp tổ bằng các cành cây khô có gai để bảo vệ chim con khỏi sự tấn công của kẻ thù. Cuối cùng là đến đám cỏ mềm trải lên trên cùng.
Khi dạy con tập bay, đại bàng mẹ sẽ ném chúng ra khỏi tổ. Theo bản năng, con non sẽ nhảy lại vào tổ. Đợi đến khi con dần cứng cáp hơn, đại bàng mẹ tiếp tục ném chúng ra khỏi tổ, nhưng lần này nó sẽ trút bỏ hết các lớp cỏ mềm lót trong tổ. Những con non sợ hãi nhảy lại vào tổ sẽ bị chích bởi gai nhọn từ các cành cây, buộc chúng phải rời tổ và thả mình vào không trung. Khi đó, cha của chúng sẽ bay ra và bắt con non trở lại tổ trước khi chúng rơi xuống những vách đá bên dưới. Điều này sẽ lặp đi lặp lại cho đến khi các con con tự bay được.
➡️ Đối với những người lãnh đạo nói riêng và tất cả mọi người nói chung, không có hành trình nào là dễ dàng. Cuộc sống luôn đặt ra muôn vàn thử thách cho bạn. Việc của bạn là từ bỏ hoặc vượt qua nỗi sợ hãi để bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân và phát triển. Những nhiệm vụ khó khăn, những thất bại ê chề chính là bài học tốt nhất để người lãnh đạo rèn luyện bản thân và rèn luyện nhân viên của mình.
Nguyên tắc 7️⃣: Thay đổi hay bị đào thải, tất cả do bạn chọn
Khi một con đại bàng trở nên già nua, lông của nó sẽ ngày càng yếu, khiến cơ thể nó không thể nhanh nhẹn và linh hoạt như xưa. Giờ đây nó có hai lựa chọn: chấp nhận thay đổi để sống tiếp hoặc là yếu dần và đợi đến những ngày cuối đời rồi ra đi. Nếu chọn thay đổi, đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi cao làm tổ, bắt đầu hành trình “thay da đổi thịt” đầy đau đớn kéo dài nhiều tháng. Nó tự đập mỏ mình vào đá cho đến khi chiếc mỏ cũ rơi ra. Đến khi mỏ mới trở nên cứng cáp, nó sẽ tự nhổ từng chiếc lông trên cơ thể, rồi đợi lông mới mọc ra. Quá trình này rất đau đớn và có thể khiến một con đại bàng mất mạng vì mất máu hay nhiễm trùng. Nhưng nếu vượt qua được, đại bàng xem như được tái sinh. Chúng sẽ tự do bay lượn với bộ cánh mới và sống thêm 30 năm nữa.
➡️ Hãy nhớ rằng “Không ai là không thể thay thế”. Vì vậy ngay cả khi đã ở một vị trí cao như lãnh đạo một doanh nghiệp, bạn cũng cần có ý thức không ngừng học tập, đổi mới tư duy của bản thân. Điều này không chỉ thúc đẩy tinh thần cải tiến và đổi mới của các cấp nhân viên bên dưới bạn, mà còn giúp doanh nghiệp có thể tiến xa.
Nguồn: Sưu tầm
Chúc bạn thành công !