Công thức quản trị tài chính cá nhân 50 30 20

Công thức quản trị tài chính cá nhân 50 30 20

Công thức quản trị tài chính cá nhân 50 30 20

Với quy tắc 50/20/30, thu nhập của mỗi cá nhân nên được chia thành ba nhóm chính: 50% cho nhu cầu, 30% cho chi tiêu cá nhân và 20% còn lại dùng để tiết kiệm và trả nợ.

50% Chi trả các chi phí thiết yếu.

Chi phí thiết yếu là những hóa đơn mà bạn phải thanh toán và những thứ chúng ta cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Chi phí thiết yếu bao gồm những khoản chi mà bạn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì, có dự định gì. Thông thường, các chi phí thiết yếu của mọi người thường giống nhau. Các chi phí này bao gồm tiền ăn, chi phí đi lại, tiền thuê nhà, hóa đơn tiền điện, nước,…

Để quản lý tiền bạc hiệu quả, bạn hãy cố gắng đừng để tổng chi phí để chi trả các khoản thiết yếu vượt quá 50% số thu nhập của bạn. Nếu lỡ vượt qua, bạn hãy cố gắng để giảm tiền của các hóa đơn xuống, thậm chí trừ đi 5% ở khoản dành cho chi tiêu cá nhân.

20% Tiết kiệm và trả nợ.

Sau khi đã chi trả các khoản chi phí thiết yếu. Bước tiếp theo để quản lý tiền bạc là dành 20% thu nhập để tiết kiệm, thành lập các quỹ dự phòng. Danh mục này nên được bổ sung khi các danh mục chi trả chi phí thiết yếu được hoàn thành và trước khi bạn thiết lập mục tiêu chi tiêu cá nhân.


Tiết kiệm có thể bao gồm trả các khoản nợ. Tuy các khoản thanh toán tối thiểu cũng được xem là một phần danh mục “nhu cầu”, bất cứ khoản thanh toán bổ sung nào cũng đều có tác dụng làm giảm tiền gốc cũng như tiền lãi phải trả sau này. Vì vậy, thanh toán các khoản nợ cũng được xem là các khoản tiết kiệm.

Mỗi cá nhân nên có ít nhất 3 tháng tiền dự phòng để đề phòng những tình huống không thể lường trước. Để quản lý tiền bạc một cách thông minh, bạn càng bắt đầu tiết kiệm sớm, tương lai sau này bạn sẽ nhẹ nhàng về tài chính hơn.

30% chi tiêu cá nhân.

Chi tiêu cá nhân được xem là những nhu cầu nằm trong mục những hàng hóa không thiết yếu của bản thân. Điều này có thể là những bữa tối thịnh soạn, những buổi đi chơi với bạn bè, điện thoại mới, quần áo mới,… Khoản chi này thường biến động vào mỗi tháng tùy vào sở thích và cảm xúc của mỗi cá nhân.

Để quản lý tiền bạc hiệu quả, chúng ta cần giảm chi tiêu cho danh mục “mong muốn” này. Thay vì ăn nhà hàng tốn kém, thay vào đó bạn có thể tự nấu ăn tại nhà. Bạn cũng có thể tự tập thể dục tại nhà thay vì đi đến phòng gym.

Danh mục này cũng có thể bao gồm những quyết định nâng cấp thiết bị xung quanh bạn. Chẳng hạn bạn chọn quán sang trọng thay vì quán ăn bình thường như mọi ngày, nâng cấp một chiếc điện thoại mới trong khi chiếc điện thoại bạn đang sử dụng vẫn còn rất ổn,…

Cám ơn Bạn đã ghé thăm website Vượt Ngưỡng . Chúc Bạn thành công

?Cần được tư vấn về phát triển bản thân , kinh doanh , bảo hiểm, hoạch định tài chính với thông tin chính thống, tận tâm, chuyên nghiệp
?Liên hệ: Zalo 0933-126-366  Mr. Trường

← Bài trước Bài sau →