Kinh Doanh Online tại sao có người thành công và thất bại

Kinh Doanh Online tại sao có người thành công và thất bại

Kinh Doanh Online tại sao có người thành công và thất bại

Kinh doanh online là xu hướng khởi nghiệp hot hiện nay. Nhiều người kiếm được cả bộn tiền nhưng ngược lại, cũng không ít người “bầm dập” vì nó. Nhưng liệu có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình cứ liên tục thất bại như thế? Đừng đốt thêm tiền vào online trước khi đọc những chia sẻ tâm huyết sau đây.

 3 lý do khiến người kinh doanh online gặp thất bại

Thành thật mà nói, để sửa sai thì việc nhìn nhận lại chính mình vô cùng quan trọng. Bởi “trước khi trở thành một ai đó, bạn cần biết mình là ai và đang ở đâu trong quá trình đó”. 

Do vậy, nếu bạn chưa may mắn để có được thành công trong kinh doanh theo cách thức online. Hãy thử ngẫm lại xem liệu mình có từng phạm phải 3 lỗi sai cơ bản sau đây hay không nhé!

Lý do thứ nhất – Có thể bạn đã quá vội vàng!

Kinh doanh qua hình thức online có quá nhiều ưu điểm so với cách thông thường. Dễ thấy nhất đó là:

  • Không tốn tiền thuê mặt bằng.
  • Vốn ít, lời cao.
  • Không phải chịu thuế.
  • Không cần quá nhiều nhân sự.
  • Có thể kinh doanh được cùng lúc nhiều mặt hàng khác nhau.

Chính bởi lợi ích dễ thấy trước mắt này mà nhiều người nhanh chóng chọn theo đuổi việc kinh doanh theo kiểu online. Vội vàng đổ thật nhiều tiền vào việc quảng cáo nhằm thu hút được nhiều khách hàng. Với tham vọng ngày ra cả nghìn đơn.

Nhưng thực tế thì quá phũ phàng. Quy trình đó không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Ở “chợ online”, người vốn mỏng có thể sẽ “cụt” cả vốn nếu “đốt tiền” không đúng cách. Người nhiều tiền cũng không hẳn sẽ trăm trận, trăm thắng. Chính bởi vậy, hãy thật cẩn trọng nếu mới tập tành kinh doanh kiểu online.

Lý do thứ 2 – Đánh trận không chiến lược

Thật nguy hiểm nếu bạn cứ đổ tiền vào quảng cáo online mà không có một chiến lược khôn ngoan. Bởi vì ngay lập tức đối thủ sẽ đè bẹp bạn một cách không thương tiếc nhất.

Kinh nghiệm dành cho bạn như sau:

  • Có một định hướng rõ ràng ngay từ ban đầu: Kinh doanh kiểu “ăn xổi” hay xây dựng thương hiệu lâu dài,…
  • Bạn sẽ bán cái gì: Thời trang, gia dụng, phụ kiện,… Hàng nào đang hot, bán chạy, hàng nào bán chủ đạo,…
  • Xác định đối tượng khách hàng: Họ là những ai, nghề nghiệp thế nào, độ tuổi, giới tính, xu hướng họ yêu thích. Hay thậm chí là phải hiểu rõ cả thói quen của họ,…
  • Bán thế nào: Online có nhiều kênh giúp bạn có thể bán hàng trên đó. Chẳng hạn như Facebook,Tiktok ,  Zalo, Sàn Thương mại điện tử, Website,… Nhưng làm thế nào để đưa sản phẩm của mình lên những kênh đó? Quảng cáo thế nào để thu hút khách hàng? Và dịch vụ, chất lượng làm sao để khách hàng quay lại mua sản phẩm của bạn. Đó là những câu hỏi cần được làm rõ trước khi “lâm trận”.
  • Chi phí: Việc tối ưu chi phí vô cùng quan trọng. Trong đó bao gồm cả giá nhập, giá bán, chi phí quảng cáo, nhân sự, chi phí vận chuyển, đóng gói,… Tất cả phải được tính toán kỹ càng thì mới có thể sinh lợi nhuận.

 Lý do thứ 3 – Bạn không phải một “bậc thầy” kể chuyện

Nhiều người thắc mắc rằng, họ có sản phẩm chất lượng, họ có tiền chạy quảng cáo. Nhưng tại sao doanh thu mang về chỉ “huề vốn” hay lãi chẳng có bao nhiêu?

Điều đó có thể lý giải bằng vài gạch đầu dòng sau đây:

  • Sản phẩm tốt nhưng chưa đủ để thu hút. Hay nói cách khác nó chưa đủ để khiến cho khách hàng buộc phải sở hữu nó.
  • Sản phẩm đó không có một câu chuyện kèm theo.
  • Nội dung quảng cáo chưa chạm đến cảm xúc của khách hàng. Để khiến họ phải có bằng mọi giá thay vì cảm giác “hời” khi mua được sản phẩm với giá rẻ.

Tất cả những điều này khiến cho sản phẩm của bạn đến được với rất ít khách hàng. Hoặc dễ bị “phớt lờ” trước hàng trăm quảng cáo với các sản phẩm tương tự khác. Chi phí dành cho việc tối ưu quảng cáo cũng vì thế mà có thể bị nhân lên gấp nhiều lần mà không mang lại hiệu quả.

 Chìa khóa thành công nào dành cho bạn?

Bán hàng online không khó. Nhưng làm thế nào để tận dụng tốt các tài nguyên online và kiếm được tiền thì không dễ. Và để có được câu trả lời cho điều này thì hầu như ai cũng từng phải trả cái giá không nhỏ cho vài lần thất bại.

Bài học từ kinh doanh online

Có thể bạn đang kinh doanh online ở các lĩnh vực khác nhau, với nhiều mặt hàng khác nhau. Nhưng lời khuyên chân thành mà tôi muốn dành cho bạn là:

  • Chọn sản phẩm bán thật phù hợp.
  • Có một chiến lược marketing thực chiến và hiệu quả.
  • Khảo sát và lựa chọn chính xác kênh online phù hợp nhất với sản phẩm của bạn.
  • Đầu tư mạnh mẽ về chất lượng nội dung và hình ảnh.
  • Bán hàng thông qua các câu chuyện và thông điệp ý nghĩa.
  • Tìm cách hiểu thuật toán online và tối ưu hoá chi phí quảng cáo bằng nhiều cách.
  • Chính sách chăm sóc khách hàng cùng dịch vụ hậu mãi cam kết tốt.

Nhưng chí ít, đầu tiên hãy xây dựng thương hiệu cá nhân thật tốt  cho mình , có các kênh mạng xã hội Facebook , Tiktok , có một website bán hàng thật chuyên nghiệp và sinh động. Đó là điểm cốt lõi để bạn phát triển việc kinh doanh online của mình, thu hút cũng như giữ chân khách hàng một cách hiệu quả.

 Tham gia các chương trình đào tạo Online hoặc Offline  

Với hơn 3 năm kinh nghiệm đào tạo phát triển kinh doanh ,  Sales & Marketing, tôi từng được nghe nhiều hơn rất nhiều so với 3 lý do thất bại kể trên. Hầu hết chúng đến từ các bạn trẻ đang khởi nghiệp, đang loay hoay hoặc thất bại nhiều lần với việc kinh doanh Online.

Nếu như bạn thật sự nghiêm túc và muốn phát triển bản thân với việc kinh doanh online. Hãy nâng tầm bản thân bằng cách tham gia 1  khóa học liên quan đến bán hàng , marketing , nguồn hàng , kiến thức , kỹ năng KDOL  để học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế quý giá.  Điều đó sẽ giúp cho Bạn đi nhanh hơn và đi xa hơn.

Có rất nhiều người đang đào tạo về Kinh doanh , bán hàng , Markerting …ngoài kia . Hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ về giảng viên đào tạo nhé. Chọn những người thực chiến  có kết quả cụ thế  chứ không phải chỉ riêng lý thuyết.

Cám ơn Bạn đã ghé thăm website Vượt Ngưỡng . Chúc Bạn thành công

Cần được tư vấn về phát triển bản thân , kinh doanh , bảo hiểm, hoạch định tài chính với thông tin chính thống, tận tâm, chuyên nghiệp
Liên hệ: Zalo 0933-126-366  Mr. Trường

← Bài trước Bài sau →