Càng ngày càng nhiều doanh nhân đánh giá cao giá trị của việc phân tích SWOT đem lại cho doanh nghiệp. Việc hiểu được điểm mạnh (S), điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T) cho người lãnh đạo hướng nhìn cụ thể những gì tổ chức đang hoạt động tốt, rủi ro tồn đọng ở đâu và làm thế nào để đạt được những thành công như mong đợi.
Tuy nhiên, khá ít người nhận ra rằng việc phân tích SWOT cũng có thể được hoàn thành tương tự cho một cá nhân trong việc theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Thực hiện phân tích SWOT cá nhân như thế nào?
Chìa khóa để hoàn thành SWOT cá nhân là xem sự nghiệp của bạn như một doanh nghiệp và bản thân bạn là một sản phẩm cạnh tranh. Hãy tự hỏi điểm mạnh, điểm yếu của bản thân bạn và tìm ra những cơ hội hay thách thức từ môi trường xung quanh.
Trả lời một cách thành thật vì điều này là thiết yếu nếu không việc phân tích sẽ không mang lại hiệu quả. Hơn nữa, hãy cố gắng nhìn nhận bản thân từ quan điểm của đồng nghiệp hoặc người ngoài cuộc và đánh giá những lời nhận xét của họ với tính khách quan.
Điểm mạnh
Điểm mạnh là tài sản của bạn và được sử dụng như một cách để làm nổi bật bản thân với người khác khi đi phỏng vấn, khi được đề cử thăng chức tăng lương hay khi thực hiện dự án cá nhân. Thế mạnh có thể là khả năng ngoại giao xây dựng mối quan hệ tốt, kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường, sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft Office đặc biệt Excel, Powerpoint, kinh nghiệm quản lý nhóm và kiểm soát nội bộ…
Điểm yếu
Trái với điểm mạnh, điểm yếu có thể xem như một khoản nợ của bạn cần phải trả cũng như là những đặc điểm bạn có thể cải thiện để tăng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai hay để hoàn thiện dự án một cách tốt hơn. Ví dụ như là trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, quản lý thời gian chưa hiệu quả, ngại ngùng khi thuyết trình trước đám đông, thiếu kỹ năng làm việc nhóm…
Cơ hội và thách thức
Để xác định được cơ hội và thách thức trong môi trường của bạn, Linh nghĩ tốt hơn hết là bắt đầu với những “thách thức” đang gặp phải. Hãy thử so sánh bạn với các đối thủ cho mục tiêu hiện tại (phỏng vấn cho công việc mới hay thăng chức ở công việc hiện tại) hay những rủi ro có thể có khi thực hiện một dự án. Sau đó, khách quan nhất có thể, đánh giá các thách thức và tìm cách vượt qua chúng bằng cách tạo cho bản thân những cơ hội có kế hoạch cụ thể.
Ví dụ :
– Thách thức: Các ứng viên có bằng Ielts 7.0
Cơ hội: Đăng ký học thêm tiếng anh ngoài giờ làm việc
– Thách thức: Đồng nghiệp sử dụng thành thạo Excel hơn bạn
Cơ hội: Tự luyện thêm Excel ở nhà bên cạnh đó trau dồi kỹ năng cần cho công việc
bạn nghĩ bạn có thể hơn đồng nghiệp, ví dụ Powerpoint
– Thách thức: Dự án này đã có nhiều người thực hiện
Cơ hội: Xác định giá trị cốt lõi của dự án, tập trung vào thị trường ngách.
Làm gì tiếp để hoàn thiện bản thân?
Sau khi hoàn thành xong SWOT, có hai cách để đánh giá thông tin và xây dựng một chiến lược cho bản thân là kết nối hoặc chuyển đổi.
Kết nối có nghĩa là kết nối hai nhân tố để xác định một kế hoạch thực hiện. Cụ thể, kết hợp thế mạnh với các cơ hội đang có cho bạn thấy bản thân cần tập trung vào lĩnh vực tiềm năng nhất để phát huy tối đa khả năng của bạn. Mặt khác, việc kết hợp các điểm yếu với thách thức sẽ làm chỉ ra những lĩnh vực bạn cần cải thiện hay những tình huống cần tránh và cho bạn biết nơi cần phòng thủ cho vị trí của bạn.
Để chuyển đổi, hãy biến điểm tiêu cực thành điểm tích cực – nói cách khác, chuyển điểm yếu của bạn thành thế mạnh, hoặc thách thức thành cơ hội như mục trên Linh có đề cập. Điều này có thể thực hiện bằng cách phát triển các kỹ năng còn yếu thông qua tham gia các lớp đào tạo hoặc tự trau dồi, hay tìm một phương pháp nào đó để biến điểm yếu thành điểm mạnh.
Ví dụ, nếu bạn là người năng động hoạt bát thì công việc văn phòng ngồi bàn giấy 8-to-5 có thể không phù hợp với bạn. Nhưng nếu bạn chuyển sang một vị trí đòi hỏi sự linh động, như sales hay marketing, bạn có cơ hội tương tác với nhiều người, điểm yếu đó sẽ trở thành một thế mạnh và có thể giúp bạn vượt trội.
Kết luận
Tóm lại, mục đích của phân tích SWOT cá nhân là xác định những việc bạn có thể làm để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của công việc hay dự án.
So sánh điểm mạnh và điểm yếu của bạn với yêu cầu công việc sẽ xác định được những điểm bản thân còn thiếu sót do đó giúp bạn có phương án chuẩn bị phù hợp để trở thành ứng cử viên tốt nhất cho vị trí mà bạn mong muốn hay một kế hoạch hoàn hảo cho các dự định cá nhân của bạn.
Chúc Bạn thành công !
Sưu tầm và chỉnh sửa Internet
Cám ơn Bạn đã ghé thăm website Vượt Ngưỡng . Chúc Bạn thành công
Cần được tư vấn về phát triển bản thân , kinh doanh , bảo hiểm, hoạch định tài chính với thông tin chính thống, tận tâm, chuyên nghiệp
Liên hệ: Zalo 0933-126-366 Mr. Trường