4 bước xác định giá bán sản phẩm
– Bước 1: Tính giá vốn (giá gốc) cho sản phẩm của bạn
Giá vốn (giá gốc) của sản phẩm là tổng chi phí bao gồm phí sản xuất hoặc nhập sản phẩm (còn được gọi là giá thành của sản phẩm) và bất kỳ chi phí bổ sung nào cần thiết, chẳng hạn như phí nhân công, vận chuyển, xử lý, marketing,… để hàng được sẵn sàng bán
Hiểu một cách đơn giản hơn là giá vốn (giá gốc) của sản phẩm có thể được xác định với công thức tính như sau:
Giá gốc (giá vốn) = Giá thành sản phẩm (Chi phí sản xuất/nhập sản phẩm) + Chi phí phát sinh khác nếu có (chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển, marketing,…)
– Bước 2: Nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng của bạn
Trước khi bạn muốn đặt giá bán cho bất kỳ sản phẩm bán lẻ nào, hãy xác định rõ phân khúc thị trường mà bạn đang nhắm đến
Chỉ khi nắm bắt được khách hàng tiềm năng cụ thể thì bạn mới có thể dựa theo đó để đưa ra mức giá lợi thế cạnh tranh cho bản thân. Tùy vào khách hàng của bạn có những hành vi tiêu dùng ra sao
Hãy tổng kết tất cả những dữ liệu đó lại, bạn sẽ có thể đưa ra được mức giá phù hợp, đánh trúng tâm lý khách hàng
– Bước 3: Xác định biên độ lợi nhuận mà bạn mong muốn
Từ những thông tin bạn thu thập được từ bước 2, hãy cân nhắc lựa chọn cho mình một mức lãi suất tốt nhất, phù hợp với túi tiền của khách và đủ sức cạnh tranh
Thông thường các công ty sản xuất hay các thương hiệu lớn, sẽ nhắm vào biên độ lợi nhuận khoảng 30-50%.
– Bước 4: Đặt giá niêm yết cho sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng
Sau khi xác định được lợi nhuận bạn mong muốn, kỳ vọng thì bạn sẽ tính ra được giá bán sau cùng hay công thức tính giá bán là:
Giá bán lẻ = [(Giá vốn) / (100 – % lợi nhuận mong muốn)] x 100
Ví dụ:
1 sản phẩm giá gốc của bạn là 60.000 VND, bạn muốn thu lợi nhuận 50%, vậy thì bạn sẽ có giá bán là: [(60.000 / (100 – 50)] x 100 = 120.000 VND
Tới đây, bạn đã có thể cơ bản định giá sản phẩm rồi.
Nhưng, nếu kĩ hơn thì bạn hãy nghiên cứu, xem xét giá đối thủ để có mức giá phù hợp, tránh tình trạng bạn tự mình định giá nhưng khi sản phẩm ra thị trường thì không cạnh tranh lại đối thủ (có thể giá của đối thủ thấp hơn rõ rệt)
Những trường hợp đó bạn nên cân nhắc về mức lợi nhuận và chi phí sản xuất của mình
– Bước 5: Đặt giá bán sỉ cho sản phẩm
Việc khó nhất khi đặt giá sỉ là làm sao để không ảnh hưởng lợi nhuận giữa 2 hình thức bán lẻ và bán sỉ.
Nếu không sẽ dễ gây xung đột lợi ích với các đối tác đang lấy hàng của bạn
Cách để giải quyết vấn đề này chính là chia khung số lượng và đặt nhiều mức chiết khấu khác nhau, càng lấy nhiều giá càng rẻ.
Điều này giúp đưa ra được những con số thống nhất, đảm bảo công bằng cho các bên liên quan
Cũng áp dụng công thức giống ở bước 4. Tuy nhiên lúc này bạn sẽ hạ mức lợi nhuận kỳ vọng theo số lượng hàng hóa
Ví dụ:
+ Mua 1 sản phẩm sẽ tính lãi là 100%
+ Mua 10 sản phẩm lãi sẽ còn 75%
+ Mua 100 sản phẩm thì bạn chỉ lấy 50% lợi nhuận
+ …
Cứ như vậy giảm dần đến một mức nhất định bạn sẽ không hạ giá bán nữa. Chẳng hạn là mua 1000 hay 10000 sản phẩm cũng chỉ giảm 25%.
Con số này sẽ thay đổi tùy theo mức lãi mà bạn mong muốn, và phải thống nhất một con số chung với các bên.
Tổng Kết
Trên đây là công thức tính giá bán sản phẩm, công thức tính giá bán quần áo cơ bản và đơn giản nhất, dành cho những người mới bắt đầu và chưa có kiến thức chuyên sâu về việc kinh doanh.
Ngoài ra hiện nay còn có rất nhiều phương pháp định giá sản phẩm như: định giá xuất phát từ chi phí cho sản phẩm, định giá dựa theo sự cạnh tranh, định giá theo Marketing,… mà mọi người có thể tìm hiểu và tham khảo.
Hãy bắt đầu từ những bước đơn giản này nhé!
Chúc các bạn thành công.
Cám ơn team Admin ” Vượt Ngưỡng ” nghiên cứu , tổng hợp
HLV Trường Nguyễn
Zalo 0933 126 366