5 bước xử lý khủng hoảng truyền thông

5 bước xử lý khủng hoảng truyền thông

5 bước xử lý khủng hoảng truyền thông

Khủng hoảng truyền thông là một sự kiện lan tràn thông tin (đa phần theo hướng tiêu cực) đối với cá nhân hoặc doanh nghiệp . Và đây là một sự kiện vượt quá tầm kiểm soát . Gây xôn xao dư luận và làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân hoặc công ty

Sự kiện , thông tin tiêu cực càng được dư luận quan tâm hay nổi tiếng thì làn sóng dư luận càng lớn và thông tin lan truyền nhanh tới chóng mặt, thông qua các kênh truyền thông như facebook, ttiktok, báo mạng, truyền miệng .

Khủng hoảng truyền thông được ví như đám cháy và tiếng nói tiêu cực của dư luận như đổ dầu thêm lửa vào đám cháy đang bùng phát đó. Việc xử lý nó và kiểm soát dư luận để tìm ra cách ứng phó khéo léo nhất để tránh mất danh tiếng và uy tín của đối tượng bị tác động là vô cùng cần thiết.

Hãy cùng tham khảo 5 CÁCH ĐỂ XỬ LÝ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THÔNG

1 ) Có thái độ tích cực, trung thực, và phát ngôn cẩn trọng

với những người thiếu kinh nghiệm thì thường hoảng loạn và có những phát ngôn không chuẩn mực, điều đó chỉ làm tình trạng của vấn đề thêm khủng hoảng mà thôi. Vậy, trước hết là chúng ta phải giữ bình tĩnh trước khi đưa ra bất kỳ quyết định và hành động nào.

Quan trọng nhất là tránh phát ngôn bồng bột khi nóng giận, tránh đùn đẩy trách nhiệm hay đổ lỗi , hay kêu oan

Thay vào đó, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng phát ngôn của mình và thực hiện việc “rà soát khủng hoảng” sau khi ổn định dư luận.

Hoạt động này nhằm đảm bảo kiểm soát được toàn bộ thông tin và tránh khủng hoảng bùng phát trở lại.

2 ) Đánh giá vấn đề

Tiếp cận, xem xét và đánh giá các vấn đề dẫn đến khủng hoảng trong thời gian càng sớm càng tốt.

Trong đó, phải đặt ra các vấn đề để giải quyết một cách hiệu quả như:
(i) xác minh nguồn gốc khủng hoảng,
(ii) quy mô khủng hoảng như kênh truyền thông nào đang có quy mô và tác động lớn nhất,
(iii) giả định các trường hợp khủng hoảng,
(iv) phương án đối phó;
(v) người chịu trách nhiệm xử lý trước truyền thông;
(vi) dư luận phản ứng như thế nào.

Như vậy, trước khi phản hồi cho công chúng thì chúng ta phải có một kế hoạch chuẩn bị kĩ lượng.

3 ) Tham vấn các mối quan hệ chất lượng

Như bạn bè , cơ quan chức năng , công ty xử lý khủng hoảng .
Họ sẽ đưa ra những biện pháp tối ưu nhất để quản lý rủi ro có thể mắc phải trên các phương tiện truyền thông 1 cách tối ưu nhất dựa trên góc nhìn của chuyên gia


4 ) Phản hồi

Sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng, và đã xác định được vấn đề chính gây ra khủng hoảng, việc tiếp theo là phản hồi lại các câu hỏi, thắc mắc .

Có thể mở một cuộc họp hoặc thông qua một tờ báo chính thức để thông báo hoặc truyền thông nội bộ để toàn bộ nhân viên , khách hàng được biết.

Để tránh những suy đoán tiêu cực không đáng có, thì phải có phát ngôn chính thức dựa trên kịch bản đã được chuẩn bị.

Nếu sai thì đứng ra nhận lỗi khi bị dư luận lên án. Sau khi chân thành xin lỗi, họ nhanh chóng được dư luận tha thứ và sự việc dần rơi vào quên lãng.

Sự im lặng và thụ động, như để mọi việc tới đâu hay tới đó, sẽ biến mọi tình huống trở nên tệ hại hơn và nhận thêm nhiều ý kiến trái chiều, tiêu cực, thậm chí là “gạch đá”, tẩy chay, gây ảnh hưởng xấu đến công ty . Hãy luôn trong tư thế sẵn sàng “ngẩng cao đầu” để “chiến đấu”, nhận các câu hỏi, ý kiến và thái độ tiêu cực của dư luận tới mình.

5 ) Xây dựng quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông

Thay vì ở thế bị động, như tình huống “thỏ bị chờ ăn thịt” .

Chúng ta luôn phải ở thế chủ động, làm chủ tình hình, có những cách để ngăn chặn khủng hoảng truyền thông như:

Xây dựng bộ quy trình xử lý khủng hoảng . Quản lý phát ngôn, marketing quảng cáo , đi theo hướng tích cực, và gần gũi.

Những thông tin được đăng tải được kiểm soát chặt chẽ trước khi đăng và cập nhập thông tin kịp thời.

Có thể thuê thêm một luật sư quản lý pháp luật cho mình.

Cám ơn team ” Vượt Ngưỡng ” Nghiên cứu  và tổng hợp các bài viết từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau

Cần được tư vấn , Coaching , Mentor về phát triển bản thân , kinh doanh , hoạch định tài chính với thông tin chính thống, tận tâm, chuyên nghiệp

Liên hệ: Zalo 0933-126-366  Mr. Trường

← Bài trước Bài sau →