8 Bước triển khai chiến dịch truyền thông cho sản phẩm mới

8 Bước triển khai chiến dịch truyền thông cho sản phẩm mới

8 Bước triển khai chiến dịch  truyền thông cho sản phẩm mới

Có sản phẩm chất lượng giải quyết được vấn đề của khách hàng là điều rất tuyệt vời . Nhưng nếu khách hàng tiềm năng , khách hàng mục tiêu không biết đến sản phẩm của công ty có những điều tuyệt vời như thế nào . Thì cũng giống như câu chuyện nàng công chúa xinh đẹp ở trong rừng và không có chàng hoàng tử nào biết tới.

Vì thế để ra mắt sản phẩm mới thắng lợi , chúng ta cần tới chiến lược truyền thông hiệu quả.

Chiến lược truyền thông cho sản phẩm mới là yếu tố quan trọng giúp công ty quảng bá hình ảnh sản phẩm của mình đến khách hàng.
Việc bán hàng có hiệu quả hay không phần nhiều sẽ phụ thuộc vào chiến dịch truyền thông sản phẩm mới.

Hãy cùng chúng tôi khám phá bí mật 6 bước triển khai chiến lược truyền thông cho sản phẩm mới dưới đây nhé.

1/ Chiến lược truyền thông là gì?

Chiến lược truyền thông ( Communication Strategy) là một phần quan trọng trong tổng thể chiến lược marketing .

Chiến lược truyền thông là một chuỗi các hoạt động để truyền tải các thông tin, thông điệp quan trọng đến khách hàng. Đó là những thông tin, thông điệp xoay quanh sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu.

Để tạo niềm tin, sự nhận diện để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của mình.
Trong một 1 chiến lược truyền thông sẽ bao gồm 2 phần chính là:
+ Chiến lược nội dung:
Là những thông tin, thông điệp mà công ty muốn gửi đến khách hàng của mình. Nội dung truyền tải sẽ được xoay quanh các chủ đề khác nhau như những câu chuyện về sản phẩm mang đến hiệu ứng về tâm lý , hoặc giới thiệu,, hướng dẫn, sự độc đáo , tính khác biệt , lợi thế cạnh tranh USP

+ Chiến lược Social – sử dụng các phương tiện truyền thông: Khi đã xây dựng được những nội dung chất lượng thì phải cần sử dụng đến những phương tiện truyền thông để truyền tải, lan truyền các thông tin đến khách hàng một cách hiệu quả nhất.

2/ Tầm quan trọng của chiến lược truyền thông cho sản phẩm mới

1 chiến lược truyền thông tốt sẽ giúp đảm bảo được lượng khách hàng tiếp cận được cho cả một chiến dịch marketing lớn

Chiến lược truyền thông cho sản phẩm mới còn giúp tạo dựng lòng tin đối với khách hàng. Vì khi ban đầu các sản phẩm mới ra thị trường , thông thường người tiêu dùng sẽ hoài nghi về rất nhiều điều như giá thành có bị đắt không? có phải sản phẩm dành cho mình không ? chất lượng có tốt không? công năng có đảm bảo không? ….

3/ Quy trình 4 giai đoạn

4 giai đoạn trong chiến lược truyền thông của sản phẩm sẽ được quy định theo chu kỳ của sản phẩm là:
Triển khai – Tăng trưởng – Bão hòa – Suy thoái.

Số 1 – Giai đoạn triển khai:

Đây là giai đoạn tiền đề cho việc thúc đẩy và đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường. Trong giai đoạn đầu tiên này sản phẩm của bạn chưa được nhiều người biết đến. Vì thế phải truyền tải đi các thông tin, thông điệp về sản phẩm liên tục.

Số 2– Giai đoạn tăng trưởng:

Khi sản phẩm đã được mọi người biết đến nhiều, công nhận về chất lượng, lợi ích và tạo ra nguồn doanh thu như mong muốn thì chính thức sẽ bước vào giai đoạn thứ 2. Lúc này nhiệm vụ quan trọng vẫn là làm sao có thể thu hút được nhiều khách hàng tiền năng nhất thông qua chiến lược truyền thông của mình.

Số 3 – Giai đoạn bão hòa:

Đây là giai đoạn mà doanh thu của sản phẩm bắt đầu chậm lại và có dấu hiệu “chạm trần”. Lợi nhuận bạn nhận được vẫn ở mức cao nhưng tốc độ tăng trưởng lại không được cao như ở giai đoạn 2 nữa.

Nhưng điều cần lưu ý khi truyền thông trong giai đoạn này là phải làm sao tối ưu được chi phí nhất. Bởi lúc này mức độ cạnh tranh là rất cao, khiến chi phí thu hút khách hàng mới tăng lên.

Số 4 – Giai đoạn suy thoái:

Ở giai đoạn cuối cùng này thì tất cả mọi thứ sẽ đều bắt đầu giảm xuống và sản phẩm sẽ dần rút khỏi thị trường. Đương nhiên, lúc này các bạn cũng không nên ngừng chiến lược truyền thông ngay lập tức. Vì điều này còn liên quan trực tiếp đến giá trị về mặt thương hiệu của doanh nghiệp.


4 / Các bước xây dựng chiến lược truyền thông sản phẩm ( 8 Bước )

Bước 1 – Nghiên cứu về sản phẩm: Hiểu sản phẩm thì bạn mới có thể xây dựng được nên những nội dung, thông điệp tốt nhất cho nó. Hiểu sản phẩm thì bạn mới biết được nó phù hợp cho những ai và điều gì ở nó sẽ được mọi người quan tâm nhất.

Bước 2 – Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu: Đây luôn là bước quan trọng trong mọi chiến lược. Bạn cần phải khoanh vùng được ai là những đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình cần phải hướng đến, chú trọng nhiều nhất vào. Tránh việc sử dụng lại những tệp khách hàng cũ mang tính chất dập khuôn 100%.

Bước 3 – Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Đối thủ của bạn truyền thông sản phẩm như thế nào? Sản phẩm tương tự của họ tốt – kém hơn sản phẩm mới của bạn ở những điểm nào? Chiến lược của họ hướng đến nhóm đối tượng nào?… Tất cả mọi câu hỏi cân phải làm sáng tỏ nhất ở bước này.

Bước 4 – Xây dựng mục tiêu: Mục tiêu chính là định hướng trong chiến lược truyền thông, mục tiêu càng rõ ràng thì bạn càng xác định được nhanh chóng mình cần phải làm những gì đề đạt được nó.

Bước 5 – Quyết định phương tiện truyền thông: Đây là những công cụ giúp bạn truyền tải đi nội dung, thông điệp mà bạn đã dày công xây dựng. Doanh nghiệp có thể sử dụng 1 hoặc nhiều phương tiện truyền thông cùng lúc, nhưng điều quan trọng là nó phải mang đến hiệu quả.

Bước 6 – Xác định ngân sách: Có lẽ đây chính là điều khiến nhiều người làm chủ phải “đau đầu”, tuy nhiên bạn cần phải xác định ngân sách là bao nhiêu vì điều này quyết định đến rất nhiều vấn đề trong suốt quá trình thực hiện.

Bước 7 – Triển khai chiến lược: Sau khi đã lên hoàn tất các bước trên, bước cuối cùng là triển khai chiến lược và tất nhiên sau đó bạn cần phải đo lường về mức độ hiệu quả. Bởi khi triển khai vào thực tế sẽ có rất nhiều sai số có thể xảy ra mà bạn không lường được trước hết được.

Bước 8 : Đo lường và cải tiến

Theo dõi , cập nhật và bám sát các chỉ số như sau.
1. Chỉ số nhận biết thương hiệu
2. Chỉ số về liên tưởng & hình ảnh thương hiệu
3. Chỉ số hiệu quả quảng cáo và truyền thông
4. Chỉ số trải nghiệm mua hàng
5. Chỉ số tiềm năng thương hiệu
6. Chỉ số trung thành thương hiệu
7. Chỉ số đo lường sự hài lòng khách hàng

5/ Thời điểm bắt đầu chiến lược truyền thông sản phẩm ?

Chiến lược truyền thông cho sản phẩm cần phải thực hiện đúng lúc – đúng chỗ . Bởi thời điểm triển khai là mấu chốt quyết định đến tính hiệu quả từ những nội dung bạn xây dựng. Các giai đoạn cụ thể theo trình tự thời gian.

• Thiết lập mục tiêu
• Sàng lọc ý tưởng
• Điều chỉnh ý tưởng theo mục tiêu kinh doanh
• Phân tích thị trường mục tiêu
• Thiết kế hình ảnh, bao bì sản phẩm
• Sản xuất sản phẩm
• Thử nghiệm sản phẩm mới
• Ra mắt
• Phân phối sản phẩm
• Re-marketing

Chiến lược truyền thông cần được thai nghén , nuôi dưỡng song song với ý tưởng sản phẩm . Ví dụ các đời máy Iphone của Apple thậm chí còn được lan truyền các thông tin từ khi mới chỉ là những hình ảnh sơ bộ về thiết kế.

6 / 6 chiến lược , sự kiện truyền thông ra mắt sản phẩm mới

1. Tặng quà trước khi ra mắt chính thức
2 . Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm mới
3 . Tổ chức họp báo ra mắt sản phẩm
4 . Truyền thông trên các trang mạng xã hội
5. Tổ chức các hoạt động, sự kiện Activation
6 . Tổ chức roadshow


7 / Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch ra mắt sản phẩm

Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới là bản tóm tắt về các ý tưởng, hoạt động, quy trình với mục đích đưa một thương hiệu, sản phẩm mới ra ngoài thị trường.

Có thể thấy, việc lập kế hoạch là vô cùng cần thiết để doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu và quyết định đến sự thành công của chiến dịch.

Một bản kế hoạch ra mắt sản phẩm cụ thể, chi tiết sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

– Giúp công ty cái nhìn tổng quát về cả chiến dịch và có thể đưa ra những hướng đi cụ thể,chi tiết nhất cho sản phẩm mới.
– Dự trù ngân sách, đưa ra phương pháp thực hiện hiệu quả và tối ưu nhất cho chiến dịch.
– Đưa ra kế hoạch tiếp thị phù hợp, đảm bảo sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất và đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng
– Xác định được tính khả thi và thực hiện các công việc một cách dễ dàng, đúng thời hạn.
– Giúp cho việc kiểm soát các khâu, các hạng mục dễ dàng hơn. Đồng thời đưa ra kế hoạch phối hợp các bộ phận sao cho nhịp nhàng nhất.
– Có những kế hoạch, phương án dự trù để đối phó với những rủi ro, sự cố khi thực hiện chiến dịch ra mắt sản phẩm.

Tổng kết :

Chiến lược truyền thông sản phẩm là sự cố gắng, lỗ lực của một Ekip bao gồm đội ngũ quản lý, chuyên gia trong suốt thời gian dài.
Nó là sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố . 1 chiến lược hiệu quả, phù hợp sẽ mang đến những lợi ích thiết thực về kinh doanh . Vì thế , hãy nghiêm túc với việc thiết lập chiến lược truyền thông sản phẩm mới thật chỉn chu nhé bạn.

Vượt Ngưỡng mỗi ngày !

← Bài trước Bài sau →