Cách quản lý thời gian
- Thứ nhất, xác định điều gì quan trọng và cần thiết nhất cho bạn trong thời điểm hiện tại.
- Thứ hai, tự lên kế hoạch cụ thể và thực hiện từng việc.
- Thứ ba, chúng ta có thể làm được bất kì việc gì nhưng không có nghĩa chúng ta có thể làm được tất cả mọi việc. Vậy ngay từ bây giờ, bạn hãy bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch cụ thể cho một ngày, một tháng và cả một năm của bạn. Sau đó, hãy thực hiện từng việc và luôn chú ý tập trung vào thời điểm hiện tại.
Giải quyết vấn đề thứ nhất bằng ma trận thời gian.
Chúng ta thường bị chi phối bởi hai yếu tố khẩn cấp và quan trọng khi phải quyết định làm việc gì trước. Đa số chúng ta bị câu thúc bởi yếu tố “Khẩn” và để mình bị cuốn vào dòng xoáy liên tục của các công việc gấp rút, đến hạn, sát nút. Chúng ta ngỡ rằng mình làm đúng. Nhưng thực tế không phải vậy. Có 4 nhóm công việc như sau:
- Các công việc vừa khẩn vừa quan trọng: (VD: Khủng hoảng, họp hành, hợp đồng đã đến hạn hoàn thành nhưng mới thực hiện được 50%, cứu vãn các mối quan hệ bị đổ vỡ…) Cách xử lý: Làm ngay.
- Các công việc quan trọng nhưng không khẩn: (VD: Lắp đặt hệ thống thiết bị phòng cháy, lập kế hoạch chi tiết và quản lý việc thực hiện hợp đồng theo đúng tiến độ đã đề ra. xây dựng các mối quan hệ, phát triển bản thân…) Cách xử lý: Lên kế hoạch, sắp xếp thời gian thích hợp để làm.
- Các công việc khẩn nhưng không quan trọng (VD: Nghe những cú điện thoại cắt ngang, đọc những thư không quan trọng, nhiều hoạt động thông thường khác…) Cách xử lý: Giao lại nhiệm vụ đó cho người khác
- Các công việc không khẩn mà cũng chẳng quan trọng. (VD: Tán gẫu, chơi game, …) Cách xử lý: Loại bỏ những công việc này
Các công việc vừa khẩn vừa quan trọng (nhóm 1) đương nhiên sẽ được ưu tiên làm trước. Tuy nhiên, giải quyết các công việc ở nhóm 1 gây tổn hao rất nhiều tâm lực vì đó là những công việc căng thẳng, đầy khó khăn và sức ép.
Thực tế cho thấy nhóm công việc chiếm đại đa số thời gian của những người thành đạt không phải là những việc vừa khẩn vừa quan trọng (nhóm 1) mà là những việc quan trọng mà không khẩn (nhóm 2). Khi biết xử lý tốt nhóm công việc này trước khi nó trở nên gấp rút thì số lượng công việc phát sinh ở nhóm 1 sẽ giảm hẳn đi. Hơn nữa, việc xử lý các công việc quan trọng khi nó chưa trở nên khẩn cấp sẽ dễ dàng hơn nhiều so với lúc đã trở thành việc khẩn
Còn những người làm việc không hiệu quả dành đa số thời gian của họ để giải quyết các công việc ở nhóm 3 và 4.
Bạn có thể sử dụng Ma trận quản lý thời gian để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc sử dụng thời gian của mình trong ngày, trong tuần, trong tháng đã qua. Đặc biệt, bạn nên sử dụng Ma trận này trong việc lập kế hoạch công việc. Cách sử dụng rất đơn giản như sau:
- Bước 1: Liệt kê tất cả các công việc cần làm.
- Bước 2: Phân loại các công việc thành 4 nhóm dựa trên 2 tiêu chí khẩn và quan trọng, đưa vào Ma trận quản lý thời gian.
- Bước 3: Sắp xếp thứ tự ưu tiên và mức độ thời gian hợp lý dành cho từng công việc. Dừng lại suy nghĩ xem việc nào mới thực sự quan trọng và khẩn cấp trong các công việc bạn cần làm là một kỹ năng thiết yếu.
Chìa khoá quan trọng trong việc sử dụng được Ma trận quản lý thời gian là sau khi đã phân loại các công việc vào đúng nhóm, cần có ý chí và tính kỷ luật để kiên quyết xử lý được từng việc theo đúng thứ tự ưu tiên của chúng. Một trong những câu hỏi bạn cần đặt ra trước khi lao vào một việc không quan trọng là: “Nếu việc này không quan trọng, tại sao mình lại phải làm? Tại sao mình không bỏ nó đi hoặc giao nó cho người khác?”
một điều nữa là hãy tập chung vào giải quyết từng việc một cho đến khi hoàn tất nó .
Tổ chức đội nhóm
Nhóm là gì ?
Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung.Một đội nhóm khi mới kinh doanh nên khoảng 2-3 người . Chắc chắn phải có một người làm trưởng nhóm , không được tất cả ngang quyền . Cổ phần ngang nhau cũng khoog nên và đặc biệt phải minh bạch tài chính . Về đội nhóm cần nhiều kiến thức và kỹ năng khác nhau như quản lý đội nhóm , quản lý thông tin , ra quyết định , kiểm soát hoạt động , tạo động lực , đạo đức và trách nhiệm xã hội , cải tiến và thay đổi .nhưng tôi chỉ nêu hai khia niệm theo tôi là quan trọng nhất để mọi người đọc .
Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT | Tích cực/ có lợi | Tiêu cực/ có hại |
Tác nhân bên trong: yếu tố phát sinh từ nội bộ | Điểm mạnh: Cần phải được duy trì. Sử dụng chúng làm nền tảng và đòn bẩy | Điểm yếu: Cần phải được sửa chữa, thay thế hoặc chấm dứt |
Tác nhân bên ngoài: Yếu tố phát sinh từ môi trường bên ngoài | Cô hội: Cần được tận dụng, ưu tiên, nắm bắt kịp thời. Xây dựng và phát triển trên những cơ hội này. | Nguy cơ: Cần đưa những nguy cơ này vào kế hoạch nhằm đề ra những phương án phòng bị, giải quyết và quản lý |
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh ( Strengths), Điểm yếu ( Weaknesses), Cơ hội ( Opportunities) và Nguy cơ ( Threats) trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp bạn có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh hưởng và quyết định tới sự thành công của doanh nghiệp bạn.
Áp dụng phương pháp SWOT
Như đã nói ở trên, phân tích SWOT giúp mang lại cái nhìn sâu sắc về một tổ chức, dự án, hay một hoàn cảnh do đó phương pháp này đặc biệt hữu ích trong việc ra quyết định, hoạch định chiến lược và thiết lập kế hoạch. Sau đây hãy cùng xem phân tích SWOT thường được sử dụng trong những trường hợp cụ thể nào:
- Các buổi họp brainstorming ý tưởng
- Giải quyết vấn đề ( cơ cấu tổ chức, nguồn lực, năng suất lao động, văn hóa doanh nghiệp v..v)
- Phát triển chiến lược ( cạnh tranh; sản phẩm, công nghệ, thị trường mới v..v)
- Lập kế hoạch
- Ra quyết định
- Đánh giá chất lượng sản phẩm
- Đánh giá đối thủ
- Kế hoạch phát triển bản thân
Thực hiện SWOT
SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats). Từ hình mô hình trên ta có:
Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu.
Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.
Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu.
Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn.
Có thể thấy, mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà bạn đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Nói cách khác, SWOT chỉ ra cho bạn đâu là nơi để bạn tấn công và đâu là nơi bạn cần phòng thủ. Cuối cùng, kết quả SWOT cần phải được áp dụng một cách hợp lý trong việc đề ra một Kế hoạch hành động ( Action plan) thông minh và hiệu quả .
Sau khi đã hiểu kỹ hơn về S, W, O, T , giờ là lúc lấp đầy thông tin ở bảng phân tích trên. Tuy nhiên việc lấp đầy này không hoàn toàn đơn giản khi mà chúng ta thường khó nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân hoặc dễ cảm thấy bối rối, nhầm lẫn khi phải chỉ ra rõ ràng điểm tích cực và tiêu cực là gì. Dưới đây là những câu hỏi gợi ý mà bạn có thể hỏi chính mình cũng như nhân viên để hoàn thành bản phân tích này một cách thẳng thắn, chính xác nhất.
Strengths – Điểm mạnh
Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng bạn, doanh nghiệp, dự án, sản phẩm…của bạn. Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà bạn đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Hãy trả lời câu hỏi: Bạn làm điều gì tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà bạn có là gì? Bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ…như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà bạn có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình:
- Nguồn lực, tài sản, con người
- Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
- Tài chính Marketing
- Cải tiến
- Giá cả, chất lượng sản phẩm
- Chứng nhận, công nhận
- Quy trình, hệ thống kỹ thuật
- Kế thừa, văn hóa, quản trị
- …
Nên nhớ, bạn cần thực tế, không tỏ ra khiêm tốn thái quá, sáng suốt và luôn đúng mực khi đánh giá điểm mạnh của bạn, đặc biệt khi so sánh với đối thủ.
Weaknesses – Điểm yếu
Một cách dễ hiểu nhất, điểm yếu chính là những việc bạn làm chưa tốt. Nếu cảm thấy lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dò lại những lĩnh vực tôi đã gợi ý trên kia như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ở khoản nào “vắng bóng” điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém. Ngoài ra bạn tự hỏi bản thân những câu hỏi sau: Công việc nào mình làm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì mình đang né tránh? Lời nhận xét tiêu cực nào bạn nhận được từ người tiêu dùng và thị trường v..v
Bạn chỉ cần nhớ một điều: điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong con người hoặc tổ chức mà chúng cản trợ bạn trên con đường đạt được mục tiêu của mình. Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn của mình, bạn sẽ trả lời được câu hỏi Đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.
Opportunities – Cơ hội
Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:
- Sự phát triển, nở rộ của thị trường
- Đối thủ đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém, tiếng xấu
- Xu hướng công nghệ thay đổi
- Xu hướng toàn cầu
- Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
- Mùa, thời tiết
- Chính sách, luật
- …
Threats- Nguy cơ
Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn cho bạn trên con đường đi đến thành công chính là Nguy cơ. Danh sách các vấn đề sau đây có thể giúp bạn tìm ra nguy cơ mà bạn hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai:
Sau khi tìm ra nguy cơ, điều bạn cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn. Bạn đã có cách đối phó với những rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ này.
Mở rộng SWOT
Nếu chỉ làm sáng tỏ được 4 yếu tố trong SWOT và không có bất cứ động thái gì tiếp theo, thì việc phân tích này sẽ chăng thể phát huy bất kì tác dụng đặc biệt nào. Sau khi đã trả lời một cách chính xác 4 điều về tổ chức của bạn: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ, giờ đã đến lúc bạn đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược căn bản mà bạn có thể tham khảo để đạt được mục tiêu của mình:
- Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.
- Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
- Chiến lược ST (Strengths – Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
- Chiến lược WT (Weaks – Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.
Tháp nhu cầu MASLOW
Tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow’s hierarchy of needs) được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation và là một trong những lý thuyết quan trọng nhất của quản trị kinh doanh; đặc biệt là các ứng dụng cụ thể trong quản trị nhân sự và quản trị marketing.
Căn bản của lý thuyết
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs)
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ… Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ… Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống… họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng…Tuy nhiên, tuỳ theo nhận thức, kiến thức, hoàn cảnh, thứ bậc các nhu cầu cơ bản có thể đảo lộn. Ví dụ như: người ta có thể hạn chế ăn, uống, ngủ nghỉ để phục vụ cho các sự nghiệp cao cả hơn. Ngược lại, theo chủ thuyết cách mạng vô sản, của cải, sở hữu tài sản là nhu cầu số một bỏ qua các nhu cầu bậc cao khác.
Chi tiết nội dung tháp nhu cầu MASLOW
Tháp nhu cầu
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ
- tầng 1 hay còn gọi là cấp độ “sinh lý” hoặc “sinh tồn”. Nhu cầu của con người ở cấp độ này được mô tả là những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống, đó là: cơm ăn, áo mặc và chỗ ở.
- tầng 2 hay còn gọi là cấp độ “an toàn và an ninh”. Theo Maslow, khi các nhu cầu ở cấp độ 1 được thỏa mãn: con người có cơm ăn, áo mặc và chỗ ở thì sẽ hình thành các nhu cầu ở cấp độ 2, đó là: an toàn và an ninh cho bản thân. Khi đó con người muốn được an toàn, muốn ổn định để phát triển
- tầng 3 hay còn gọi là cấp độ “xã hội”. Khi nhu cầu ở cấp độ 2 được đáp ứng, các mong muốn của con người sẽ tiếp tục phát triển tạo thành các nhu cầu ở cấp độ 3, đó là nhu cầu khẳng định cái tôi của cá nhân trong xã hội. Nhu cầu này được thể hiện trong mỗi cá nhân con người: họ muốn được yêu, muốn được nhận ra và tôn trọng bởi cộng đồng, muốn được tham gia các hoạt động xã hội, muốn đóng góp bản thân cho cộng đồng…vv
- tầng 4 hay còn gọi là cấp độ “tự trọng”. Ở cấp độ này, con người có xu hướng hướng đến sự vinh danh của bản thân trong cộng đồng xã hội. Con người ở cấp độ này luôn muốn trở thành người có ích trong xã hội, có một chỗ đứng trong cộng đồng và nhận được sự tôn trọng, kính nể từ những người xung quanh
- tầng 5 hay còn gọi là cấp độ của sự “tự khẳng định”. Lúc này con người có xu hướng mãnh liệt hoàn thiện bản thân và luôn ước mơ đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp và cuộc sống. Nhu cầu đó thể hiện thông qua việc con người luôn luôn muốn làm những gì mình thích và hạnh phúc khi đạt được những mục tiêu đó.
Mở rộng tháp
Sau Maslow, có nhiều người đã phát triển thêm tháp này như thêm các tầng khác nhau, thí dụ:
- Tầng Cognitive: Nhu cầu về nhận thức, hiểu biết: – Học để hiểu biết, góp phần vào kiến thức chung.
- Tầng Aesthetic: Nhu cầu về thẩm mỹ – có sự yên bình, ham muốn hiểu biết về những gì thuộc nội tại.
- Tầng Self-transcendence: Nhu cầu về tự tôn bản ngã – một trạng thái siêu vị kỷ hướng đến trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái. Tuy nhiên, mô hình căn bản được chấp nhận rộng rãi vẫn chỉ có 5 tầng như ở trên.
Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị – Chiến lược
Sứ mệnh của bạn là gì? Tầm nhìn chiến lược của bạn là gì? Các giá trị bạn đề cao trong kinh doanh là gì? Các nhà lãnh đạo, hơn ai hết sẽ là người phải trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng, chính xác nhất. Sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị có thể được xem như ba viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng một cơ cấu hoạt động hiệu quả trong công ty.
Sứ mệnh
Khái niệm: Sứ mệnh là bản tuyên ngôn của doanh nghiệp có giá trị lâu dài về thời gian, để phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, nhằm thể hiện niềm tin, mục đích triết lý và nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp, khẳng định lý do ra đời và tồn tại của một doanh nghiệp.
Sứ mệnh của bạn có phải là “kiếm ra được nhiều tiền” , “Làm hài lòng khách hàng” hay “Thay đổi thế giới này!”? Sứ mệnh của công ty là một lời tuyên bố về mục đích hay lý do khiến công ty đó tồn tại. Sứ mệnh sẽ hướng sự tập trung, truyền cảm hứng cho các nhân viên và là tiêu chuẩn đánh giá sự lựa chọn chiến lược. Sau đây là một vài so sánh thú vị về cách nhìn nhận chiến lược khác nhau trong một số tổ chức, công ty.
Sở cảnh sát:
“Sứ mệnh của chúng tôi là ngăn chặn tội ác”, “Sứ mệnh của chúng tôi là thực thi luật pháp”. Nếu như sứ mệnh của tổ chức này là “ngăn chặn tội ác”, chắc chắn họ sẽ triển khai và thực hiện các chương trình giáo dục. Những cố gắng của họ sẽ tập trung vào việc giúp đỡ mọi người có được sự hiểu biết và vận dụng các kỹ năng cần thiết để kiềm chế xung đột, kiểm soát stress và hiểu rõ các quy định của pháp luật. Trong khi nếu sứ mệnh của tổ chức này chỉ đơn giản là “thực thi luật pháp”, họ sẽ triển khai các hệ thống và các hành động cần thiết để bắt những ai vi phạm luật pháp.
Hãng hàng không:
“Sứ mệnh của chúng tôi là vận chuyển hành khách từ địa điểm A đến địa điểm B”. “Sứ mệnh của chúng tôi là mang đến sự thư giãn cho mọi người trên độ cao 25.000 feet”. Mỗi mục tiêu này sẽ dẫn dắt công ty đi theo những hướng rất khác nhau. Với sứ mệnh thứ nhất, nhân viên trong công ty chỉ cần quan tâm đến việc vận chuyển hành khách một cách có hiệu quả. Trong khi đó, với sứ mệnh thứ hai, Virgin Group đã tập trung vào việc tạo ra sự thư giãn thoải mái cho hành khách trên các chuyến bay: “Tất cả những gì chúng tôi làm là để tạo ra một chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ”.
Nhà sản xuất công nghiệp:
“Sứ mệnh của chúng tôi là làm ra những chiếc roi da dành cho người điều khiển xe ngựa”. “Sứ mệnh của chúng tôi là thiết kế và sản xuất ra các sản phẩm bằng da thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng”. Cái gì sẽ xảy ra nếu sứ mệnh của công ty quá hẹp? Những công ty tuyên bố sứ mệnh của họ là “làm ra những chiếc roi da” hầu như hiện nay không còn tồn tại nữa. Trái lại, nếu một công ty khẳng định sứ mệnh là “thiết kế và sản xuất những sản phẩm da” thì ngày càng mở rộng, phát triển và thích nghi mỗi khi nhu cầu của khách hàng thay đổi.
Nhiều người rất thích sứ mệnh mà Disney World đưa ra, đó là “làm cho mọi người hạnh phúc”. Nó thật rõ ràng, ngắn gọn và súc tích. Tất cả cổ đông, khách hàng, nhân viên và cộng đồng nói chung – đều biết những gì mà Disney mơ ước là mang đến hạnh phúc và niềm vui cho họ.
Để hình dung rõ ràng và thể hiện bằng lời nói sứ mệnh của công ty bạn không phải là một việc dễ dàng. Nó thường phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ, lặp đi lặp lại nhiều lần trong đầu trước khi được đưa vào thực hiện. Câu tuyên bố truyền tải sứ mệnh của bạn cần phải được xem xét một cách thường xuyên cũng như kiểm tra xem nó có thích hợp không mỗi khi xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh mới. Có một mục đích rõ ràng là viên gạch đầu tiên làm nên sự thành công trong kinh doanh.
Tầm nhìn
Khái niệm: Tầm nhìn chiến lược là những định hướng lâu dài mà các nhà quản trị vạch ra về tương lai của doanh nghiệp dựa trên những dự báo về sự biến động của môi trường kinh doanh.
Nói đến tầm nhìn, tức là mô tả tương lai với một vài phương pháp đặc biệt nào đó khiến cho nó trở nên tốt đẹp hơn hiện thực.
Nói đến tầm nhìn, tức là mô tả tương lai với một vài phương pháp đặc biệt nào đó khiến cho nó trở nên tốt đẹp hơn hiện thực. Tầm nhìn chiến lược kinh doanh luôn là một thách thức lớn của doanh nghiệp. Nó mô tả về con người và tổ chức không giống với hiện tại, mà là viễn cảnh họ sẽ đạt được trong tương lai.
Một tầm nhìn thường được bắt đầu từ những điều mà các nhà lãnh đạo quan tâm đến nhất và cam kết sẽ đạt được điều đó. Margaret Thatcher đã từng nói rằng, trách nhiệm của các nhà lãnh đạo là soi sáng con đường đi tới tương lai và sau đó tìm kiếm sự trợ giúp từ tất cả mọi người để tạo ra tương lai đó. Một tầm nhìn được xem là có tính hiệu quả khi nó bao gồm các đặc tính sau đây:
- Truyền cảm hứng: “Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành nhà cung cấp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp ô tô”. Liệu tầm nhìn đó có truyền cảm hứng và tạo ra động cơ khiến nhân viên làm việc 12 đến 14 tiếng trong ngày không? Ai đó nói là có thể, nhưng chắc chắn chỉ với một lời tuyên bố suông không làm được điều đó. Những tuyên bố về tầm nhìn cần phải tác động tới các nhân viên trên cả phương diện trí óc lẫn cảm xúc.
- Rõ ràng và sống động: Bạn có thể nhìn thấy nó không? Lillian bắt đầu chương trình giảm cân bằng cách đặt tấm hình của chính bản thân mình lúc có cân nặng ít hơn hiện tại 30 pound, trên chiếc tủ lạnh. Có một câu tục ngữ như thế này: “Nhìn thấy có nghĩa là tin tưởng”. Nếu như bạn có thể nhìn thấy trong đầu tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh hoặc một bức tranh sống động của nó, bạn sẽ có một cơ hội tốt hơn để đạt được nó.
- Thể hiện một tương lai tốt đẹp hơn: Những điều bạn muốn đạt được là gì? Khi có một sự thay đổi xuất hiện, tất nhiên mọi người sẽ tập trung vào những gì mà họ phải từ bỏ để phù hợp với hoàn cảnh mới. Nhưng các nhà lãnh đạo phải giúp cho nhân viên nhìn thấy những gì mà họ sẽ có nếu đạt tới tầm nhìn đó. Các nhân viên sẽ luôn liên hệ tới tầm nhìn khi họ nhìn thấy những lợi ích mà họ sẽ có khi thực thi tầm nhìn chiến lược đó.
Tầm nhìn thường mô tả cái đích mà bạn muốn vươn tới. Các nhà lãnh đạo phải là những người biết rõ nhất con đường (chính là sứ mệnh) mà họ đang đi và nó được thực hiện ở đâu (chính là tầm nhìn). Khi mà cả hai, sứ mệnh và tầm nhìn đều rõ ràng, các vấn đề diễn ra hàng ngày và các cơ hội cũng sẽ được nhìn thấy một cách dễ dàng và rõ nét hơn. Nhiệm vụ thiết lập các mục tiêu và các vấn đề ưu tiên thực hiện, việc lên kế hoạch và thực thi sẽ được gắn kết với sứ mệnh của tổ chức và tương lai mà nó muốn vươn tới.
Các giá trị được đề cao trong kinh doanh
Các nhà lãnh đạo phải tìm ra những câu trả lời cho những câu hỏi: Các giá trị được đề cao trong kinh doanh là gì? Điều gì là quan trọng đối với tổ chức này? Chúng ta sẽ làm việc với nhau như thế nào? Những câu hỏi này rất quan trọng với mọi tổ chức, từ những tổ chức chỉ có 5 người cho đến những tổ chức có 5.000 người. Các giá trị này là những nguyên tắc mang tính hướng dẫn để chỉ ra những hành vi nào là cần thiết cho sự thành công và những hành vi nào là không thể chấp nhận được.
Harley Davidson
- hãng sản xuất xe đạp và xe gắn máy nổi tiếng thế giới, đã mô tả những giá trị họ đề cao như sau:
- Nói sự thật;
- Công bằng;
- Biết giữ lời hứa;
- Tôn trọng mọi cá nhân;
- Khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo.
Nếu như làm việc tại Harley Davidson, công ty sẽ kỳ vọng vào bạn là người luôn nói sự thật và biết giữ lời hứa. Một số công ty đã đặt những giá trị họ đề cao vào một tấm card ép plastic và mỗi nhân viên đều được trao một tấm card này. Tuy nhiên, các giá trị cần phải hữu hình, có tính thực tiễn và được chuẩn hóa. Nhân viên thường quan sát những nhà lãnh đạo để nhìn xem hành động của họ có phù hợp với những giá trị họ đưa ra không. Nếu có một thiếu sót nào đó, sự tín nhiệm sẽ giảm đi, hoặc mất đi.
Hai giá trị mà General Electric đề cao, đó là:
- Có sự đam mê trở thành một người nổi trội và ghét thói quan liêu;
- Có một nguồn sinh lực lớn lao và có khả năng tiếp sinh lực cho người khác
Tất nhiên Jack Well, tổng giám đốc điều hành của GE trong suốt 10 năm qua, đã trở thành một tấm gương cho những giá trị mà ông đưa ra. Điều đó đã làm cho nhân viên của GE thật sự tin tưởng vào ông, cũng như những sứ mệnh và tầm nhìn mà ông đã đưa ra.
Một số nhóm làm việc trong các công ty lại có những “nguyên tắc hoạt động” (các giá trị) mà qua đó xác định các thành viên trong nhóm sẽ làm việc với nhau như thế nào. Ví dụ, một nhóm làm việc đã áp dụng những nguyên tắc hoạt động như sau:
- Bắt đầu và kết thúc các cuộc họp đúng giờ;
- Lắng nghe, không được ngắt lời;
- Tham gia tích cực khi được yêu cầu;
- Có sự đồng lòng, nhất trí trong việc ra quyết định;
- Có sự chuẩn bị và liên kết hành động.
Trong một nhóm làm việc chuyên nghiệp và có chất lượng cao, tất cả các thành viên đều phải chịu trách nhiệm theo dõi lẫn nhau việc thực thi đúng các nguyên tắc mà họ đã đề ra.
Mọi tín ngưỡng, tôn giáo đều thiết lập những nguyên tắc cho những tín đồ của mình. Tương tự như vậy, các nhà lãnh đạo đều phải thiết lập những giá trị, những nguyên tắc hướng dẫn và những quy định hoạt động để xác định điều gì là quan trọng nhất trong công ty, cũng như các nhân viên trong công ty sẽ làm việc với nhau như thế nào. Các nhà lãnh đạo phải là những người đầu tiên chứng minh việc thực thi các giá trị bằng chính hành động và hành vi của mình. Kim Krisco, tác giả của cuốn sách “Sự lãnh đạo theo cách của bạn”, đã nói rằng nếu các giá trị chỉ được truyền tải bằng miệng, mà không được phản ánh dưới dạng hữu hình, chỉ là những lời nói rỗng tuếch.
Sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị là ba vấn đề rất quan trọng, và là một câu hỏi rất khó khăn và nam giải đối với các nhà lãnh đạo. Không có sứ nhệnh, sẽ không có mục tiêu. Không có tầm nhìn, sẽ không đi đến đích. Không có các giá trị, sẽ không có các nguyên tắc mang tính định hướng. Khi sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị không rõ ràng, công ty sẽ rất dễ mất sự tập trung, đi chệch hướng và theo đuổi những mục tiêu sai lầm. Một nhà lãnh đạo hiệu quả phải đảm bảo chắc chắn tất cả mọi nhân viên hiểu và hỗ trợ những niềm tim chủ yếu của công ty. Và hơn hết họ là những người chứng minh sự cam kết của mình đối với những viên gạch mà họ đã xây dựng nên.
Khi cần sự lựa chọn chiến lược hoặc gặp các vấn đề khó khăn, nhà lãnh đạo phải đặt ra các câu hỏi sau:
- Điều này liên kết với sứ mệnh của công ty thế nào?
- Hành động này có liên quan gì đến tầm nhìn chiến lược của công ty không?
- Công ty đang hoạt động dựa trên các giá trị gì?
Chiến lược kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh là một chương trình hành động tổng quát, xác định mục tiêu dài hạn, cơ bản của một doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động và các chính sách điều hành, sử dụng và bố trí các nguồn lực, để đạt được lợi thế bền vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
- Chiến lược kinh doanh là phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn.
- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ những cơ hội và thuận lợi trong kinh doanh, tận dụng chúng để đưa ra các chính sách phát triển phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị dự báo những bất trắc, rủi ro sẽ xảy ra trong hiện tại và tương lai từ đó đưa ra các chính sách phù hợp nhằm đối phó trong chủ động.
- Chiến lược kinh doanh giúp các nhà quản trị sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp và phân bổ chúng hợp lý.
- Chiến lược kinh doanh phối hợp các chức năng trong tổ chức một cách tốt nhất để đạt mục tiêu chung
Chiến lược đại dương xanh
Đại dương đỏ, đại dương xanh là gì?
Đại dương xanh là những không gian thị trường không được khai phá, đầy đảm bảo giá trị tiềm năng, còn vô số các cơ hội xây dựng hứa hẹn lợi nhuận cao. Trong mô hình đại dương này, sự ganh đua là chưa hề thiết, bởi luật chơi không qua thiết lập.
Đại dương đỏ là lĩnh vực đó thông thường, truyền thống, đã bị lấp đầy bởi công ty cạnh tranh và vẫn được khai thác rất sâu. Trong đại dương đỏ, các ranh giới còn được thiết lập và chấp nhận, quy luật nền kinh tế thị trường đều được xác định rõ ràng. Các địa điểm phải tìm cách đặc biệt hơn để chiếm được thị đa số hơn trong thị trường. Khi đã bao nhiều người nhảy vào thị trường, khu vực này sẽ bị phân khúc ra nhỏ hơn. Do đó, công suất thu doanh thu và tăng trưởng cũng có đi xuống.
Đổi mới giá trị khác hẳn với đổi mới thiên về việc tạo ra giá trị trên quy mô ngày càng tăng, và cũng khác hẳn đổi mới có xu hướng công nghệ nhưng không tạo ra giá trị khác biệt gì. Đổi mới giá trị là một cách tư duy và triển khai chiến lược mới để hình thành đại dương xanh, tránh được cạnh tranh.
Đổi mới giá trị nhấn mạnh cả về giá trị và cả về sự đổi mới khác biệt. Những công ty dùng đổi mới giá trị để hình thành đại dương xanh theo đuổi đồng thời chiến lược khác biệt hóa và chiến lược chi phí thấp.
Đổi mới giá trị chỉ đạt được khi doanh nghiệp biết cân bằng sự tính năng tiện dụng với tính hữu dụng, giá cả, và chi phí.
Nguyên lý đầu tiên của chiến lược đại dương xanh là xây dựng lại những ranh giới thị trường để doanh nghiệp thoát ra khỏi cạnh tranh và hình thành đại dương xanh.sau đó xác định mở rộng đối tượng khách hàng .có một lớp khách hàng đang chờ sản phẩm dịch vụ của chúng ta tốt hơn để họ đến sử dụng sau khi xác định được danh giới thị trường rồi áp dụng bốn mô hình để gây dựng chiến lược đại dương xanh đó là giảm bớt những yếu tố thấp hơn tiêu chuẩn chung trong ngành; gia tăng những yếu tố cần cao hơn tiêu chuẩn chung; loại bỏ những yếu tố thừa và hình thành những yếu tố mới.
Các chuyên gia cho rằng tuy Đại Dương Xanh không có sự cạnh tranh nhưng không có nghĩa là hoàn toàn độc quyền. Trên thực tế, doanh nghiệp vào Đại Dương Xanh có thể dẫn đầu một thời gian, nhưng đối thủ sau đó có thể bắt chước và tạo ra chuỗi giá trị mới để phá vỡ độc quyền.vì vậy đã vào Đại Dương Xanh thì doanh nghiệp phải “bơi” càng xa càng tốt, tức phải cải tiến không ngừng và mở rộng địa bàn hoạt động trước khi đối thủ ra tay. ở việt nam có nhiều doanh nghiệp áp dụng đại dương xanh rất tốt như phở 24 hoặc dầu gội xmen ….vv hoặc điện thoại iphone cũng là áp dụng chiến lược đại dương xanh
Lập kế hoạch
Người lập kế hoạch tốt là người khi khởi đầu việc nào đó thì họ cũng biết nó sẽ kết thúc ra sao ,và họ cũng biết rằng không có gì tồn tại mãi mãi được khi thành công thì cũng có khi thất bại . Vì vậy phải có khả năng quân bình cảm xúc của chính mình . Để không bị ngủ quyên trên chiến thắng và cũng không nản chí khi thất bại .
Đây là một câu chuyên có thật : Bạn có biết những người có mục tiêu cụ thể cho cuộc đời mình là những người thành công và giàu có nhất? Cuộc khảo sát thực hiện tại trường đại học Yale ở Mỹ đã cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa những người biết rõ mục tiêu của đời mình và những người không biết mình muốn gì trong cuộc sống.
Năm 1980, khi được hỏi về mục tiêu đặt ra cho cuộc đời, chỉ có 3% số sinh viên tham gia khảo sát viết ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện cụ thể. 13% sinh viên có mục tiêu, nhưng không viết ra giấy. 84% còn lại hoàn toàn không biết (hoặc không có) mục tiêu hay kế hoạch nào.
Công thức để thiết lập mục tiêu
BƯỚC 1 : Xác định mục đích cốt lõi
Để lập kế hoạch . Đầu tiên bạn phải xác định được mục tiêu cốt lõi. Bạn phải tự vẽ ra bức tranh tổng quát để hoàn thành mục tiêu đó. Sau đó, Bạn chia nhỏ bức tranh này ra thành những bước cụ thể rồi lần lượt hoàn thành những bước này.
Mục tiêu cốt lõi
Bước đầu tiên để xác định mục tiêu cá nhân là bạn phải xem xét cái gì thật sự bạn muốn đạt được trong cuộc đời bạn. Khi bạn đã xác định mục tiêu cuối cùng bạn sẽ nhìn thấy được bức tranh tổng thể bạn phải làm gì và khi phải ra quyết định trước việc gì bạn hãy dựa trên bức tranh tổng thể đó. Trên mỗi lĩnh vực trong cuộc sống ví dụ như: Gia đình, sự nghiệp, quan hệ bạn bè, tài chính, sức khỏe… bạn phải liệt kê ra và phải xác định quan điểm và thái độ của mình đối với từng lĩnh vực. Khi đã liệt kê và xác lập quan điểm cụ thể đối với lĩnh vực được xem là cốt lõi đối với cuộc sống của bạn thì bạn phải ứng dụng chúng một cách nghiêm túc ngay trong cuộc sống. Bạn cũng phải luôn xem lại bản thân mình xem hành động của bạn có phản ánh được những gì bạn mong muốn không và phải luôn tự nhủ với mình rằng “ Mục tiêu này là do bạn tự đặt ra không ai ép buộc bạn, không phải do ba mẹ, không phải do bạn bè…”.
Khi đã có được mục tiêu cốt lõi trong cuộc sống thì bạn hãy lập kế hoạch và chia ra thành những bước nhỏ để có thể thực hiện trong 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng hay 1 năm… và thực hiện từng bước một sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu đã đặt ra. Sau đó, bạn hãy liệt kê ra những việc cần làm trong 1 ngày và phải bảo đảm rằng những việc này phải dựa trên mục tiêu cốt lõi của bạn.
BƯỚC 2 : Đặt mục tiêu rõ ràng
Để đạt được những gì mình mơ ước , bạn phải biết chính xác mình muốn gì ? – Tất cả những thành công vĩ đại đều là những kết quả của những mục tiêu rõ ràng , đã được xác định từ trước đó rất lâu . Cộng với sự phấn đấu không ngừng nghỉ bởi một thời gian dài . Chỉ khi bạn biết chính xác mình muốn gì ? Bạn mới tập trung mọi khả năng và sức lực để lập kế hoạch cuộc đời .
BƯỚC 3 : Phát triển một chiến lược hợp lý
Bạn có thể có đầy đủ động lực và khả năng , nhưng nếu không có một chiến lược đúng đắn . Bạn sẽ khó lòng đạt được mục tiêu . Ngược lại với chiến lược hợp lý , mọi mục tiêu đều nằm trong tay bạn . Hãy vẽ ra hai cột , một cột là nguồn lực mà ta đang có , cột còn lại là các khó khăn đang và sẽ gặp . Sau đó bạn liệt kê ra tất cả nguồn lực và khó khăn của bạn . Nhìn vào đó ta sẽ hoạch định đucợ chiến lược hợp lý cho mình .
BƯỚC 4 : Hành động kiên định
Hành động kiên định là yếu tố phân biệt giữa kẻ mơ mộng hão huyền với người thành công rực rỡ . Một ai đó có thể thua sút bạn về mặt tài năng , kém thông minh hơn bạn , nhưng lại thành công hơn nhiều . Đơn giản là bạn thông minh hơn , nhưng họ lại cố gắng hành động nhiều hơn bạn . => Động lực để bạn hành động xuất phát từ một hoặc nhiều cảm xúc mà bạn đang trải qua => Bạn phải làm chủ được cảm xúc của mình .
BƯỚC 5 : Đón nhận phản hồi , điều chỉnh chiến thuật và tiếp tục tiến lên
Những khó khăn và thất bại ẩn sau đó là những bài học tương đương . Bạn cần phải suy nghĩ và rút ra bài học cho mình để tránh phạm phải sai lầm đó lần 2 . Và cũng pahir học cách nhìn những sai lầm của người khác để rút ra bài học cho mình . Đừng bao giờ đỗ lỗi cho người khác , hãy tự nhận trách nhiệm về mình . Quan trọng hơn là không bao giờ bỏ cuộc . Bởi bạn bỏ cuộc thì những công sức bấy lâu bạn nỗ lực cũng tan tành mây khói .
Nguồn: Internet
Vượt Ngưỡng . Chúc Bạn thành công
Cần được tư vấn về phát triển bản thân , kinh doanh , bảo hiểm, hoạch định tài chính với thông tin chính thống, tận tâm, chuyên nghiệp
Liên hệ: Zalo 0933-126-366 Mr. Trường
- Nội dung sưu tầm , biên tập và tổng hợp