Thiết kế chương trình đào tạo theo mô hình ADDIE

Thiết kế chương trình đào tạo theo mô hình ADDIE

Thiết kế chương trình đào tạo theo mô hình ADDIE

Con người chính là tài sản của doanh nghiệp. Và để cho nhân sự được phát huy hết khả năng , cống hiến cho tổ chức thì họ cần phải được rèn luyện , học tập ở môi trường chuyên nghiệp.

1 trong những vấn đề mà các tổ chức – công ty đang gặp phải là không biết chuẩn bị , sắp xếp giáo trình , bài giảng sao cho hợp lý. Hãy cùng tham khảo mô hình ADDIE dưới đây nhé.

Mô hình Addie là một phương pháp thiết kế hướng dẫn được sử dụng để giúp tổ chức và hợp lý hóa việc sản xuất nội dung khóa học của bạn và được phát triển ứng dụng rộng rãi từ những năm 1970 đến nay

ADDIE được viết tắt từ 5 chữ cái đầu của 5 từ:

Analysis (phân tích)
Design (thiết kế)
Development (phát triển)
Implementation (thực hiện)
Evaluation (đánh giá)

5 giai đoạn của mô hình đào tạo ADDIE
Công thức ADDIE được cấu thành theo quy trình 5 bước như sau:

1. Phân tích (Analysis)

Giai đoạn Phân tích có thể xem như bước “Thiết lập Mục tiêu” (Goal setting). Trọng tâm chính trong giai đoạn này là đối tượng đào tạo – cụ thể, trainer cần đảm bảo nội dung chương trình phù hợp với kỹ năng và năng lực tư duy của học viên. Ngoài ra, cũng cần chú ý tránh lặp lại những gì học viên đã biết – mà cần hướng đến các chủ đề và bài học mới la với họ.

Trong bước này, giảng viên cần xác định rõ năng lực hiện tại của học viên, kỳ vọng về kiến thức mới có được sau khi hoàn thành khóa học, mục tiêu giảng dạy và môi trường học tập để hỗ trợ đạt được mục tiêu đó.

Để làm được điều này, trainer sẽ phải trả lời một số câu hỏi sau đây:
Đối tượng học viên là ai? Họ có đặc điểm gì?
Thay đổi về hành vi được kỳ vọng là gì?
Có những vấn đề nào cản trở quá trình học tập?
Có thể sử dụng các phương pháp giảng dạy nào?
Có những lưu ý nào về đào tạo trực tuyến?
Thời hạn hoàn thành dự án là bao lâu? v.v…

2. Thiết kế (Design)

Các trọng tâm của giai đoạn Thiết kế (Design) bao gồm mục tiêu học tập, công cụ đánh giá, bài tập, nội dung, phân tích chủ đề, lập kế hoạch bài học và lựa chọn phương tiện truyền thông. Để thực hiện tốt bước này, trainer cần có phương pháp tiếp cận hệ thống (systematic) – qua việc xác định, phát triển và đánh giá một hệ thống chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của dự án. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo cụ thể (specific) nhất có thể về từng chi tiết của kế hoạch thiết kế giảng dạy.

Các bước quan trọng trong giai đoạn Thiết kế có thể kể đến như:

Chuẩn bị tài liệu về chiến lược thiết kế hướng dẫn và Khung kiến thức nội dung sư phạm Công nghệ (Technological pedagogical content knowledge – còn được biết đến với tên gọi mô hình Tpack).
Áp dụng phương pháp hướng dẫn dựa trên thay đổi hành vi dự kiến (về phương diện nhận thức, tình cảm hay tâm lý).
Tạo bảng phân cảnh (storyboard).
Thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng.
Xây dựng nguyên mẫu (Prototype).
Áp dụng thiết kế trực quan (visual design).

3. Phát triển (Development)

Ở giai đoạn Phát triển (Development), chuyên gia đào tạo sẽ tập hợp và sắp xếp lại các nội dung đã được chuẩn bị từ bước Thiết kế – nhằm phát hiện các vấn đề bất cập và/ hoặc tích hợp các kỹ thuật và công nghệ cần thiết. Dự án được đánh giá và điều chỉnh dựa trên phản hồi của mọi người.

Quá trình Phát triển hướng đến việc xác định và đánh giá kết quả học tập dự kiến – bằng cách trả lời các câu hỏi như:

Công tác chuẩn bị tài liệu có đang đảm bảo đạt đúng tiến độ thời gian đề ra không?
Hoạt động đào tạo có tạo điều kiện phát triển kỹ năng làm việc nhóm giữa các thành viên không?
Những người tham gia training có đóng góp theo năng lực tối ưu của họ không?
Các tài liệu học tập có đáp ứng được mục đích kỳ vọng không?
v.v..

 

4. Thực hiện (Implementation)

Trong giai đoạn Thực hiện (Implementation), giảng viên cần liên tục điều chỉnh nội dung chương trình training – nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa và tích cực nhất. Nội dung chính của bước này là xây dựng quy trình đào tạo chi tiết giữa giảng viên và học viên – bao gồm chương trình học, kết quả học tập, phương pháp phân phối cùng các hoạt động kiểm tra và đánh giá.

Sau đây là một số hoạt động quan trọng trainer cần làm trong giai đoạn Thực hiện:

Tư vấn về phương pháp lưu trữ tài liệu học tập, cũng như dữ liệu thực tế mà bạn muốn khai thác từ kinh nghiệm của học viên khi tham gia vào dự án.
Tìm hiểu phản ứng của học viên đối với bạn trong quá trình trình triển khai ban đầu của dự án. Họ có thực sự quan tâm, háo hức với nội dung đào tạo không – hay thái độ của họ là chỉ trích và bất hợp tác?
Theo dõi tiến độ quá trình học tập. Học viên của bạn có hiểu được nội dung truyền tải không – hay họ cần đến sự trợ giúp của bạn?
Xác định phương hướng xử lý với các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thử nghiệm. Phản ứng của bạn sẽ ra sao nếu sau khi trình bày các hoạt động với học viên, mọi thứ lại không diễn ra như kế hoạch?
Chuẩn bị chiến lược dự phòng trong trường hợp dự án ban đầu thất bại, hoặc nảy sinh một số trục trặc kỹ thuật hay các vấn đề khác.
Đánh giá quy mô thực hiện dự án. Chương trình đào tạo sẽ tổ chức ở quy mô nhỏ hay lớn – cụ thể như thế nào?
v.v…

5. Đánh giá (Evaluation)

Giai đoạn cuối cùng của mô hình ADDIE là Đánh giá (Evaluation). Đây là lúc dự án cần được phân tích tỉ mỉ về những gì đã hoàn thành, quá trình thực hiện, vì sao dự án thành công/ không thành công… Mục tiêu chính ở đây là xác định xem các mục tiêu của chương trình đào tạo đã đạt được hay chưa – và cần điều chỉnh hay làm những gì để nâng cao hiệu quả và tỷ lệ thành công của dự án trong tương lai.

Công tác đánh giá bao gồm hai thành phần chính:

Đánh giá quá trình ( Formative) – được thực hiện thường xuyên xuyên suốt quá trình giảng dạy.
Đánh giá tổng kết ( Summative) – thực hiện trên cơ sở một bài kiểm tra nhằm đánh giá hiệu suất cuối cùng đạt được, cũng như nhằm thu thập phản hồi từ người tham gia về nội dung chương trình.

Mặc dù thường bị bỏ qua do hạn chế về thời gian và nguồn lực, Đánh giá là một bước không thể thiếu của mô hình ADDIE, qua việc giúp trainer:

Xác định các hạng mục và tiêu chí cần thiết để đánh giá hiệu quả của dự án (vd: cập nhật kiến thức, truyền cảm hứng học tập, v.v…)
Xây dựng phương pháp thu thập dữ liệu và thời gian thực hiện.
Xây dựng hệ thống phân tích phản hồi của người tham gia.
Lựa chọn phương pháp xử lý – trong trường hợp một số phần của dự án cần được thay đổi trước khi thực hiện.
Xác định phương pháp đánh giá độ tin cậy và phù hợp của nội dung đào tạo.
Nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất của phương pháp truyền giảng.
Xác định phương pháp phân tích phản ứng của những người tham gia dự án.

Chúc bạn thành công

← Bài trước Bài sau →